Cách phòng trừ bướm cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện lúa trên đồng ruộng của bà con nông dân ở một số địa phương tại Hải Dương đang có hiện tượng bị bướm cuốn lá nhỏ.

Người dân kiểm tra lúa bị sâu cuốn lá nhỏ

Người dân kiểm tra lúa bị sâu cuốn lá nhỏ

Rất có thể bướm cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng của bà con nông dân có thể vũ hóa vào khoảng thời gian từ 27/8 đến 5/9.

Như vậy, bệnh bướm cuốn lá nhỏ ở lúa năm nay đã chậm vũ hóa so với cùng kỳ hằng năm từ 2 - 3 tuần. Nguyên nhân chủ yếu do biến động của thời tiết khiến thời gian pha nhộng kéo dài.

Hiện tại, đa số diện tích lúa mùa sớm và lúa mùa trung của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đang ở giai đoạn từ ôm đòng đến thấp thò trỗ bông, số ít diện tích đang xuôi quả uốn câu. Đặc điểm của bướm cuốn lá nhỏ là thân hình nhỏ bé, sải cánh ngắn, thường bay chuyền từ khóm lúa này sang khóm lúa khác hoặc trên bờ cỏ, số ít cũng có khả năng bay xa vào cả trong nhà; xu tính với ánh sáng đèn, thích lúa non và bờ cỏ rậm rạp.

Sau khi vũ hóa thì giao phối và đẻ trứng; trứng bé và được đẻ rải rác ở mặt dưới của lá ôm đòng hoặc 2 lá liền kề, sau 5 - 7 ngày thì nở thành sâu non. Sâu non rất nhanh nhẹn, bò lên mặt trên của lá rồi nhả tơ khâu dọc bao lá thành tổ cuốn tròn. Sâu có tập tính cuốn lá
lúa theo chiều dọc gân lá, ẩn mình vào trong và gặm lá, khiến lá lúa có màu trắng bạc. Lúa bị hại nặng là lúc lúa xơ xác, kém phát triển, dẫn đến giảm năng suất lúa. Một con bướm cuốn lá nhỏ có thể ăn và phá hại 4 - 5 lá lúa.

Do trứng của sâu cuốn lá rất nhỏ bé, mỏng, khó phát hiện và lúa lại đang ở giai đoạn ôm đòng đến thấp tho trỗ bông nên khoa học đã quy định ngưỡng phun trừ sâu. Theo đó, thời điểm phun diệt bướm cuốn lá nhỏ có hiệu quả nhất là sau cao điểm bướm rộ từ 7 - 8 ngày và mật độ sâu non trên 20 con/1m2 lúa. Khi phun, quý khách nên phun thuốc thật đều, đủ để thuốc tiếp xúc được với sâu và đạt hiệu quả diệt trừ tốt nhất.

Thực tế ngưỡng phun trừ và thời điểm phun quy định nêu trên vẫn còn là khó khăn với bà con nông dân. Nhớ lại vụ lúa đông xuân vừa qua, tuy đã được bội thu nhưng một số ruộng lúa vẫn còn bị bạc trắng hết lá, lúa không trỗ thoát lên được mà nguyên nhân do phun sai thời điểm, không đúng ngưỡng quy định, phun không đúng thuốc.

Dựa trên nền tảng và mục tiêu của sản xuất vụ mùa, giành năng suất hiệu quả cao và lấy người nông dân làm trung tâm, đề nghị ngành chức năng tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, tổ chức tập huấn nông dân trên thực địa ngoài đồng theo các chủ đề thiết thực nhằm phục vụ kịp thời.

KS. NGUYỄN HỮU VÂN

Nguồn Hải Dương: https://baohaiduong.vn/nha-nong-nen-biet-cach-phong-tru-buom-cuon-la-nho-hai-lua-391011.html