Nhà Tâm lý học nổi tiếng chỉ ra 3 kiểu IQ xuất hiện ở mọi đứa trẻ
Phát hiện vĩ đại của ông góp phần giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái.
Trong nhiều năm nghiên cứu, nhà Tâm lý học Sternberg (nước Mỹ) chỉ ra rằng: Nếu cha mẹ muốn biết con mình lớn lên thông minh hay không thì hãy xem những biểu hiện trong cuộc sống của trẻ. Ngay ở trẻ sơ sinh cũng có trí nhớ nhất định. Khi trẻ 6 tháng tuổi, trí nhớ của trẻ có thể được lưu giữ trong 24 giờ. Khi trẻ 9 tháng tuổi, trí nhớ lưu giữ trong 1 tháng. Với trẻ ở tuổi lên 2, trí nhớ được lưu giữ đến nửa năm.
Tương tự như vậy, trong thời thơ ấu, nếu trẻ thể hiện trí thông minh tình huống thì khả năng thích ứng với môi trường của trẻ rất tốt. Trẻ phát huy được tinh thần tự học, tự khám phá kiến thức. Điều này cho thấy trẻ sẽ thông minh khi trưởng thành.
Giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ là trước 6 tuổi. IQ của trẻ nếu được phát triển đúng cách trong giai đoạn này thì khi lớn lên, trẻ dễ dàng gặt hái được thành công. Vì thế, muốn trẻ thông minh, nhanh nhẹn, cha mẹ hãy bắt đầu hướng dẫn, uốn nắn trẻ khi còn nhỏ. Đừng để trẻ bị thua thiệt ngay từ vạch xuất phát.
Nhà Tâm lý học Sternberg đã chỉ ra 3 kiểu IQ xuất hiện ở mọi đứa trẻ. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn, từ đó có phương pháp trau dồi chỉ số thông minh cho trẻ.
1. Trí thông minh thành phần
Trí thông minh thành phần là việc sử dụng các kỹ năng tư duy để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn đó là việc chúng ta dùng bộ não xử lý thông tin nhằm giải quyết khó khăn trong thực tế đang gặp phải. Thông qua thành phần tiếp thu, trẻ sẽ sàng lọc thông tin hữu ích cho bản thân để tích hợp kiến thức, kinh nghiệm.
Trí thông minh thành phần có thể dễ dàng nhận thấy ở những đứa trẻ khi còn nhỏ. Chẳng hạn với trẻ 1 – 2 tuổi, nếu được mẹ đọc truyện trước khi đi ngủ thì trẻ luôn chờ đợi mẹ vào mỗi tối. Sau khi được nghe những câu chuyện, trẻ mới yên tâm chìm vào giấc ngủ. Đây là biểu hiện ban đầu của đứa trẻ sở hữu trí thông minh cao.
2. Trí thông minh kinh nghiệm
Trí thông minh này đề cập đến khả năng trẻ sử dụng kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Đây là một sự phát triển kỹ năng trá hình. Sau mỗi trải nghiệm, trẻ sẽ cải thiện trí tuệ của mình rõ rệt.
Chẳng hạn như nếu cha mẹ kể một câu chuyện nhiều lần cho trẻ nghe, trẻ sẽ nhớ và thuật lại đúng câu chuyện. Đồng thời, trẻ cũng có thể thêm một số chi tiết khiến câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn hơn.
3. Trí thông minh xã hội
Trí thông minh xã hội hay còn gọi là trí thông minh tình huống, được trẻ sử dụng hàng ngày. Đó là sự thấu hiểu, đồng cảm và khả năng làm việc nhịp nhàng với người khác. Trí thông minh này được phát triển và trau dồi từ kinh nghiệm sống trong quá khứ đến hiện tại với tất cả mọi người xung quanh.
Những người sở hữu trí thông minh xã hội cao là những người vô cùng nhạy cảm với những thay đổi dù là nhỏ nhất đến từ bên ngoài. Từ đó, họ có thể áp dụng khéo léo những kỹ năng mềm để tương tác tốt với tất cả mọi người.
Trí thông minh xã hội có thể hiểu đơn giản là khả năng thích ứng và đối diện tốt với những tình huống xã hội để đưa ra ứng biến phù hợp nhất. Nhờ đó mang đến sự đồng thuận, nhất quán. Người nào nắm giữ được trí thông minh xã hội sẽ có khả năng đoàn kết tập thể để hướng đến những mục đích có giá trị ý nghĩa cao đẹp.
Những đứa trẻ sở hữu trí thông minh xã hội thường có các biểu hiện như: Kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu các quy tắc xã hội, có khả năng lắng nghe, hiểu được ẩn ý của người khác, có khả năng ứng biến tốt.