Nhắm tới Trung, Nga: Mỹ tính kế đảo chiều quân sự toàn cầu?
Theo các nguồn thạo tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark T. Esper đang cân nhắc các đề xuất giảm mạnh - hoặc thậm chí rút toàn bộ - các lực lượng Mỹ từ Tây Phi.
Đây được coi là giai đoạn đầu tiên trong việc đánh giá các hoạt động triển khai toàn cầu để có thể cải tổ việc bố trí hàng ngàn binh sĩ trên khắp thế giới, theo New York Times.
Nhắm tới lục địa đen
Các cuộc thảo luận về việc rút lui quy mô lớn từ Tây Phi bao gồm từ bỏ một căn cứ máy bay không người lái trị giá 110 triệu USD được xây dựng gần đây ở Nigeria và chấm dứt hỗ trợ cho các lực lượng Pháp chiến đấu với các tay súng ở Mali, Nigeria và Burkina Faso. Động thái này bắt nguồn từ nỗ lực giảm các nhiệm vụ chống khủng bố sau ngày 11/9 và thay vào đó tập trung vào các ưu tiên của Lầu Năm Góc trong việc đối phó với các đối thủ như Nga và Trung Quốc.
Khi quyết định ban đầu về châu Phi dự kiến được đưa ra vào tháng 1, kế hoạch này chắc chắn sẽ dấy lên sự chỉ trích từ các nhà lập pháp, đồng minh và quan chức quân đội, và cuối cùng có thể ảnh hưởng đến hầu hết các nhiệm vụ toàn cầu theo một cách nào đó. Khoảng 200.000 lực lượng Mỹ hiện đang đóng quân ở nước ngoài, tương tự như thời Tổng thống Trump nhậm chức với lời hứa sẽ chấm dứt các cuộc chiến bất tận của Mỹ.
Nhưng ông Trump không phải là người kết thúc được nhiều cuộc chiến khi ông đang chuyển quân đội từ cuộc xung đột này sang cuộc xung đột khác, và sáng kiến của ông Esper, nhằm mục đích thực hiện việc tái cân bằng đó.
Các quan chức cho biết việc đại cải tổ ở châu Phi sẽ nhận được nhiều sự chú ý và cả việc giảm quân dự kiến ở Iraq và Afghanistan.
Sáng kiến trên phản ánh điều đang đã trở thành ưu tiên hàng đầu của ông Esper: tránh xa 18 năm triển khai chống khủng bố ở những nơi gặp khó khăn bởi lực lượng dân quân và nổi dậy.
Kế hoạch rút lui ở Tây Phi đã được tổ chức chặt chẽ trong Lầu năm góc trong khi Quốc hội chưa được hỏi ý kiến.
Nhiệm vụ chính của quân đội Mỹ là huấn luyện và hỗ trợ các lực lượng an ninh Tây Phi chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan như Boko Haram và các nhánh của Al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo IS. Là một phần của nhiệm vụ đó, bốn lính Mỹ đã bị phục kích và giết chết hai năm trước khi đi tuần tra ở Nigeria. Và đội ngũ của ông Esper đã đặt câu hỏi về giá trị của những nỗ lực đó.
Ông Esper đã yêu cầu Bộ Tư lệnh Châu Phi phác thảo kế hoạch rút quân cho đến tháng 1, cũng như kế hoạch tái bố trí quân đội.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng đang xem xét cắt giảm đáng kể ở Trung Đông. Trong những tháng tới tại Iraq, các quan chức cho biết, ông Esper có thể cắt giảm sự hiện diện của Mỹ từ 5.000 người xuống còn 2.500 quân. Và ông đã truyền đạt mong muốn rút khoảng 4.000 trong số gần 13.000 quân hiện đang ở Afghanistan.
Nhưng những thay đổi này, được một số người coi là địa chấn, có nguy cơ dấy lên sự đối đầu giữa Lầu năm góc và các tướng lĩnh bốn sao lãnh đạo trụ sở khu vực.
Tướng Stephen J. Townsend, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Châu Phi mới được bổ nhiệm, đã đấu tranh để nói rõ sự cần thiết của các lực lượng Mỹ ở Châu Phi nhằm đối phó với Trung Quốc và Nga, đang mở rộng mạnh mẽ ảnh hưởng của họ về kinh tế và quân sự trên khắp lục địa và vùng biển xung quanh.
Và Tướng Kenneth F. McKenzie Jr., người phụ trách quân đội Mỹ ở Trung Đông, thường vận động gia tăng thêm lực lượng trong khu vực để răn đe và đối đầu với Iran, bao gồm cả máy bay giám sát trên cao và quân đội.
Đồng minh vang cảnh báo
Nhưng việc Lầu Năm Góc đề xuất rút bớt lực lượng ở Tây Phi dường như cũng không đồng nhất với sáng kiến mới của Bộ Ngoại giao về đối phó với IS đang hồi sinh ở đó. Hôm nay, IS đang vượt xa khả năng của các chính phủ khu vực và các đối tác quốc tế để giải quyết mối đe dọa đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hồi tháng trước tại một cuộc họp của các quốc gia chống lại nhóm khủng bố.
Ông cũng lập nên một lực lượng đặc nhiệm tập trung đặc biệt vào vấn đề an ninh và các vấn đề khác ở khu vực cận Sahara trải dài từ Sénégal đến Sudan. Sáng kiến này của ông Esper đã vang cảnh báo đối với các đồng minh chủ chốt, bao gồm cả Pháp, bên có khoảng 4.500 binh sĩ ở Tây Phi đang dẫn đầu trong cuộc chiến chống quân nổi dậy ISIS và Qaeda ở đó. Người Pháp dựa vào tình báo Mỹ, hỗ trợ hậu cần và tiếp nhiên liệu trên không - với chi phí cho Lầu năm góc khoảng 45 triệu USD mỗi năm.
Các quan chức Pháp cho biết họ đang nỗ lực tự túc - đặt mua nhiều máy bay vận tải C-130 và máy bay không người lái Reaper do Mỹ sản xuất, cũng như dẫn đầu một nỗ lực mới để lực lượng đặc nhiệm châu Âu huấn luyện quân đội châu Phi.
Ông Esper đã không cố gắng che giấu mong muốn cải tổ các lực lượng Mỹ trên khắp thế giới. Vào tháng 10, trong một cuộc họp báo ở Kabul, thủ đô của Afghanistan, ông nói rằng ông đã yêu cầu tất cả các chỉ huy của mình đánh giá các khu vực, nơi họ có thể giải phóng thời gian, tiền bạc và nhân lực để đưa vào các ưu tiên hàng đầu theo Chiến lược Quốc phòng: Trung Quốc, số 1; Nga, số 2.
Đánh giá này của Lầu Năm Góc diễn ra trong bối cảnh ông Trump sắp lặp đi lặp lại lời hứa sẽ chấm dứt những gì ông gọi là cuộc chiến bất tận của Hoa Kỳ như trong chiến dịch tranh cử năm 2016.
Tuy nhiên, không có cuộc chiến nào kết thúc và nhiều quân đội đã được triển khai đến Trung Đông trong những tháng gần đây hơn là đưa họ về nước.
Các nhà phân tích độc lập hoan nghênh nỗ lực của ông Esper nhưng cảnh báo rằng việc nhấn mạnh vào sự đối đầu với Trung Quốc và Nga không nên có nghĩa là bỏ qua các điểm nóng toàn cầu khác.