Nhận biết và điều trị viêm tủy thị thần kinh

Viêm tủy thị thần kinh (còn gọi là rối loạn phổ viêm tủy thị thần kinh) là một bệnh tự miễn gây viêm mất myelin của hệ thần kinh trung ương, thường gây tổn thương dây thần kinh thị giác và tủy sống.

1. Bệnh viêm tủy thị thần kinh là gì?

Nội dung

1. Bệnh viêm tủy thị thần kinh là gì?
2. Nguyên nhân gây bệnh
3. Triệu chứng viêm tủy thị thần kinh
4. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác
5. Điều trị bệnh viêm tủy thị thần kinh

Viêm tủy thị thần kinh (còn gọi là rối loạn phổ viêm tủy thị thần kinh) là một bệnh tự miễn gây viêm mất myelin của hệ thần kinh trung ương, thường gây tổn thương dây thần kinh thị giác và tủy sống.

Tỷ lệ hiện mắc viêm tủy thị thần kinh khoảng 0,5- 10/100.000 dân số. Bệnh thường khởi phát từ 32- 41 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh khởi phát sớm hơn hoặc muộn hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Hơn 95% bệnh nhân bị viêm tủy thị thần kinh không thấy có yếu tố gia đình. Tuy nhiên có khoảng 50% bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân có kèm theo các bệnh tự miễn.

Các rối loạn tự miễn xảy ra khi quá trình bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật hoặc các sinh vật xâm nhập vào cơ thể, vì lý do chưa rõ đột nhiên tấn công lại chính các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.

Hầu hết các trường hợp đều do bệnh gây mất myelin, đặc biệt là xơ cứng rải rác và có thể tái phát.

Bệnh lý tự miễn có thể là nguyên nhân gây viêm tủy thị thần kinh.

Bệnh lý tự miễn có thể là nguyên nhân gây viêm tủy thị thần kinh.

3. Triệu chứng viêm tủy thị thần kinh

Triệu chứng đặc trưng của viêm tủy thị thần kinh: viêm thị thần kinh hoặc viêm tủy.

- Viêm thị thần kinh: là viêm dây thần kinh thị giác gây đau nhức trong mắt. Bệnh nhân đau tăng khi cử động mắt và thường tiến triển nhanh tới giảm thị lực hoặc mù lòa. Thông thường triệu chứng khởi phát từ 1 mắt, tuy nhiên cũng có thể xảy ra đồng thời cả 2 mắt hoặc tiến triển từ một bên sang cả 2 bên mắt.

Trên thực tế, rất khó để phân biệt viêm thị thần kinh trong bệnh viêm tủy thị thần kinh với viêm thị thần kinh trong bệnh xơ cứng rải rác, hoặc viêm thị thần kinh vô căn. Gợi ý là viêm tủy thị thần kinh nếu viêm thị thần kinh tiến triển từ một bên sang 2 bên, hoặc đồng thời cả 2 bên.

- Viêm tủy: là hội chứng đặc trưng khác của bệnh, hay còn gọi là viêm tủy cắt ngang vì bệnh thường gây ra cả triệu chứng về vận động, cảm giác hoặc triệu chứng thần kinh tự động ở phần cơ thể dưới mức tổn thương viêm tủy. Người bệnh lúc này có thể đau lưng, liệt 2 chân hoặc liệt tứ chi, kèm tê bì giảm cảm giác hoặc đau các chi, bí tiểu, bí đại tiện… Triệu chứng này thường đối xứng hai bên, đôi khi cũng có thể chỉ xảy ra ở 1 bên cơ thể. Thực tế phản xạ gân xương thường tăng, hoặc giai đoạn đầu giảm hoặc mất, sau đó tăng phản xạ.

Bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn hoặc nấc và có thể kéo dài, đôi khi là những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ngoài ra, chứng ngủ rũ ban ngày hoặc ngủ ngày quá nhiều, rối loạn thần kinh thực vật như hạ huyết áp, nhịp tim chậm, thân nhiệt giảm… có thể xuất hiện.

Ngủ rũ ban ngày cũng có thể là triệu chứng của bệnh.

Ngủ rũ ban ngày cũng có thể là triệu chứng của bệnh.

4. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác

Viêm tủy thị thần kinh cần chẩn đoán phân biệt với bệnh xơ cứng rải rác. Xơ cứng rải rác là một bệnh lý tự miễn của hệ thần kinh trung ương có triệu chứng rất giống với viêm tủy thị thần kinh. Ngoài ra, viêm não tủy cấp tính lan tỏa và các bệnh tự miễn khác: Lupus ban đỏ hệ thống… đôi khi cũng có những biểu hiện lâm sàng giống với bệnh viêm tủy thị thần kinh.

Tổn thương tủy kéo dài trên phim MRI không phải đặc trưng cho riêng viêm tủy thị thần kinh. Hình ảnh tổn thương này cũng có thể gặp trong một số bệnh lý tự miễn hoặc viêm khác như: Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, bệnh Behcet... Ngoài ra, nguyên nhân gây tổn thương tủy kéo dài còn có thể do bất thường mạch máu tủy, u tủy, thiếu vitamin B12, sau khi xạ trị...

5. Điều trị bệnh viêm tủy thị thần kinh

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh viêm tủy thị thần kinh. Việc điều trị giúp làm giảm nhẹ triệu chứng bao gồm:

- Phòng ngừa các đợt bùng phát của bệnh bằng thuốc: Eculizumab (Soliris) và inebilizumab-cdon (Uplizna) hoạt động bằng cách nhằm vào các kháng thể tấn công tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Tùy từng thể trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê các thuốc khác để có thể ức chế hệ thống miễn dịch.

- Steroids: Bác sĩ có thể dùng thuốc steroid hoặc corticosteroid giúp giảm viêm.

- Thay huyết tương: Đây là quá trình lọc bỏ những kháng thể có hại ra khỏi máu.

Mời xem video nhiều người quan tâm:

5 Mẹo Tâm Lý Giúp Giảm Cân Dễ Dàng Hơn | SKĐS

BS. Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-dieu-tri-viem-tuy-thi-than-kinh-169230404193758842.htm