Đầu tiên là tàu ngầm hạt nhân, là tàu được cung cấp bằng năng lượng phản ứng hạt nhân, chứ không phải từ năng lượng diesel-điện thông thường. Các tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động dưới nước trong thời gian rất dài, năng lượng hạt nhân giúp tàu có thể hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều và khoảng thời gian dài hơn.
Các lớp tàu SSN và SSBN hiện đại nhất, không bao giờ phải tiếp nhiên liệu trong vòng đời của tàu. Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tốn kém hơn nhiều trong việc vận hành và chế tạo, so với các tàu ngầm chạy bằng điện diesel. Tuy nhiên, khả năng tác chiến kéo dài của tàu hiệu quả hơn và tốt hơn rất nhiều.
Tiếp theo là tàu ngầm diesel-điện - tương tự như các tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Các tàu ngầm này thông thường sử dụng động cơ diesel và máy phát điện để cung cấp năng lượng. Các tàu ngầm này chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ với vai trò của tàu ngầm tấn công hoặc tàu ngầm tên lửa hành trình.
Các tàu ngầm diesel-điện thường nhỏ hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân, vì năng lượng được tạo ra ít hơn. Tàu ngầm động cơ diesel-điện cũng không thể hoạt động trong thời gian dài dưới nước, vì tàu phụ thuộc vào không khí để đốt năng lượng, vì vậy tàu phải thường xuyên nổi lên.
Tuy nhiên yếu điểm trên cũng có cách khắc phục, khi được áp dụng công nghệ lực đẩy không khí độc lập, được sử dụng làm nguồn điện phụ cho phép tàu ngầm diesel - điện hoạt động mà không cần không khí.
Tiếp theo là tàu ngầm tấn công, được thiết kế để tấn công và đánh chìm tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của đối phương, những tàu ngầm này cũng thực hiện nhiệm vụ tuần tra và được sử dụng làm tàu hộ tống cho các tàu khác và tàu sân bay lớn.
Tàu ngầm tấn công đóng vai trò là lớp tàu ngầm chính trong hầu hết các hạm đội hải quân, tàu có thể chạy bằng năng lượng hạt nhân và năng lượng thông thường. Vũ khí chính của hầu hết các tàu ngầm tấn công là ngư lôi, được phóng từ các ống phóng ngư lôi.
Hiện nay, một số lớp tàu ngầm tấn công hiện đại hơn, đã được thiết kế để có khả năng bắn tên lửa hành trình cũng như tên lửa chống tàu thông qua hệ thống phóng dọc, thông qua vị trí phóng ngư lôi được cải tiến mang ống phóng hỗn hợp.
Tiếp theo là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, tàu được thiết kế để triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và mang được đầu đạn hạt nhân. Nhiệm vụ chính của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo là răn đe hạt nhân trên biển.
Phần lớn tàu ngầm tên lửa đạn đạo được phát triển bởi Mỹ và Nga. Tuy nhiên, tàu ngầm tên lửa đạn đạo hiện nay cũng đang phục vụ cho Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ. Các tàu ngầm tên lửa đạn đạo thường được trang bị một số lượng nhỏ ngư lôi cùng với tên lửa đạn đạo.
Tiếp theo là tàu ngầm tên lửa hành trình, tàu có thể được chạy bằng năng lượng thông thường nhưng cũng có thể chạy bằng năng lượng hạt nhân, nên chúng được phân loại thân tàu là SSG hoặc SSGN.
Vai trò của tàu ngầm tên lửa hành trình là tấn công các tàu chiến lớn hoặc tấn công các mục tiêu chiến thuật trên bộ từ xa bằng tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm chuyên dụng, vũ khí chính là các tên lửa dẫn đường.
Tàu ngầm tên lửa hành trình sử dụng ngư lôi làm vũ khí trang bị chính để giữ khả năng tàng hình. Tên lửa hành trình không tham gia vào các cuộc tấn công đối với các tàu chiến khác. Các tàu ngầm này chủ yếu chỉ được sử dụng bởi Hoa Kỳ và Nga.
Cuối cùng là tàu ngầm hạng trung Midget, những tàu ngầm này thường có trọng tải dưới 150 tấn và có thủy thủ đoàn tối đa khoảng 10 người. Các tàu ngầm hạng trung khá phổ biến và rất hiệu quả trong vai trò tác chiến phi đối xứng. Tàu thường được phóng và thu hồi từ tàu ngầm mẹ, để thực hiện nhiệm vụ thăm dò hoặc trinh sát.
Tàu ngầm hạng trung thường hoạt động gần tàu mẹ hoặc gần căn cứ vì không đủ điều kiện hoạt động kéo dài và có ít nhiên liệu. Vũ khí của các lớp tàu ngầm hạng trung chỉ gồm một vài quả ngư lôi và thủy lôi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiến Minh