Nhận kết đắng vì phá hoại xe đỗ sai quy định

Một phút nóng giận, nhiều người đã có hành xử thiếu ý thức và phải chịu bồi thường số tiền lớn cho chủ xe.

Thời gian qua, không ít xe ô tô bị bẻ gương, phun sơn chằng chịt… không còn là chuyện hiếm với dư luận.

Chiếc xe hơi đỗ chắn lối vào của cửa hàng thời trang. (Nguồn ảnh: Oanh Le/ OFFB)

Chiếc xe hơi đỗ chắn lối vào của cửa hàng thời trang. (Nguồn ảnh: Oanh Le/ OFFB)

Tháng 4/2021, vụ xử lý xe đỗ sai quy định đã thu hút sự chú ý của dân mạng. Cụ thể, một chiếc xe hơi màu đỏ thuộc dòng Honda CRV đỗ "nhờ" trước cửa hàng thời trang L. Vì không tìm được chủ xe, cũng không có số điện thoại liên hệ, người dân đã có hành động gây tranh cãi: Xịt đầy sơn quanh chiếc xe bạc tỷ. Đính kèm đó là một tờ giấy ghi lời nhắn nhủ: "Làm ơn đỗ xe có ý thức!".

Những hình ảnh này ngay sau khi được đăng tải đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dân mạng. Nhiều người lên tiếng chỉ trích hành động đỗ xe thiếu ý thức của chủ xe, phần khác lại cho rằng hành vi xịt sơn lên ô tô của ai đó là quá đáng và rất có thể sẽ bị xử lý vì hành vi phá hoại tài sản của người khác.

Vào tháng 5/2020, một tình huống đỗ xe và bị "phạt" được đăng tải lên mạng xã hội khiến dân mạng xôn xao bình luận. Theo đó, dường như chủ nhân của xe này đã đỗ không đúng nơi quy định khiến những người sinh sống quanh đó khó chịu.

Khi chủ xe quay lại thì thấy trên cửa kính ô tô là một tờ giấy dán lên với nội dung khá bức xúc: "Có mắt hay không mà đỗ xe *** thế".

Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, tài xế ô tô còn bị bẻ gương và đập vỡ.

Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, tài xế ô tô còn bị bẻ gương và đập vỡ.

Thế nhưng chưa dừng lại ở đó, chủ xe ô tô này phát hiện, chiếc gương xe của mình đã bị ai đó tháo ra, đập vỡ và vứt lên mui xe.

Chính hành vi này đã khiến dân mạng vô cùng phẫn nộ. Dù biết nếu việc đỗ xe của người tài xế là sai quy định thì người tài xế có thể bị phạt, nhưng việc phạt "tự ý" bằng cách đập vỡ gương xe ô tô là hành vi phá hoại tài sản của người khác, thật khó mà chấp nhận.

Hành vi phá hoại xe bị xử phạt ra sao?

Hành động phá hoại xe ô tô như trên nếu không có biện pháp mạnh, e rằng sẽ biến thành trào lưu vô văn hóa. Người dân không được quyền "tự xử" theo cách của mình, bởi những hành vi gây thiệt hại cho chủ xe như xịt sơn, đập phá… đều là vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ Luật Hình Sự. "Nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì người vi phạm bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013".Không những thế, nhiều trường hợp người dân tự ý cắm biển cấm dừng đỗ cũng là vi phạm pháp luật, cắm biển báo phải do cơ quan chức năng thi hành.

Để tránh gây ra những thiệt hại không đáng có, người dân khi phát hiện xe đậu chắn lối, cản trở đi lại nên gọi điện cho cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật. Riêng với chủ phương tiện, cần tuân thủ quy định về biển báo, khi đỗ xe, tài xế cần quan sát, tránh gây ảnh hưởng đến người khác. Với trường hợp bất đắc dĩ, chủ xe nên để lại số điện thoại để người bị ảnh hưởng có thể liên lạc và tránh gây ức chế tâm lý hoặc tạo xung đột với những người xung quanh. Khi gặp trường hợp xe bị phá hoại, chủ xe nên thông báo đến cơ quan chức năng, gần nhất là công an phường để xem xét, giải quyết.

Trước câu chuyện không mấy vui này cũng cho xã hội nhiều bài học, đặc biệt trong cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề. Mỗi tài xế, người phán xử cần làm chủ lí trí vì chỉ cần thiếu tỉnh táo, chuyện đỗ xe có thể thành câu chuyện pháp luật bất cứ lúc nào.

Mời độc giả theo dõi video hấp dẫn trên giadinh.net.vn

Bà Nguyễn Phương Hằng có thể sẽ bị xử lý vì phát ngôn sai sự thật của khách mời

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/hat-chat-ban-vao-o-to-cua-nu-tai-xe-chu-quan-an-nhan-cai-ket-cay-dang-172211118193815873.htm