Nhân lên từ sức mạnh cội nguồn dân tộc

'Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba'. Câu ca ấy như một lời thề trong sâu thẳm mỗi trái tim con dân đất Việt; ẩn chứa cả một thế giới tâm linh sâu nặng nghĩa tình. Nguồn mạch của sức mạnh được bắt đầu từ những truyền thuyết lịch sử rất xa xưa; là mối tình đặc biệt của Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, sinh ra một trăm người con… 50 người con theo cha xuống biển, khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi, 49 người con theo mẹ lên núi, khai sơn phá thạch phát triển kinh tế và giống nòi. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu xưng Vương lấy quốc hiệu Văn Lang từ thủa đó…

 Đông đảo người dân tri ân các Vua Hùng tại đền Thượng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) trong ngày khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021. Theo dòng chảy của thời gian và những chứng cứ lịch sử đã chứng minh 18 đời Vua Hùng kế tiếp nhau "Vua tôi” uống chung dòng nước mát từ nguồn sông Cái; Vua dạy dân cấy lúa, gieo hạt, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải… Chống chọi với thiên nhiên, giặc giã để giữ gìn, phát triển Nhà nước Văn Lang hưng thịnh. Kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ của thời đại Hùng Vương để lại cho chúng ta hôm nay là vô giá; khẳng định thời đại Hùng Vương là tất yếu lịch sử. Các Vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt, có một nền văn hiến rực rỡ; thông điệp đó nhắn gửi các thế hệ nối tiếp hãy trân trọng giữ gìn tài sản vô giá của thời đại Hùng Vương. Nối tiếp truyền thống quật cường của cha ông trong suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với sự gắn kết cộng đồng của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Nhân dân ta đã anh dũng, kiên cường, đoàn kết, thủy chung dưới cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và Bác Hồ đã làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất tháng Tám năm 1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; làm nên một Điện Biên Phủ lịch sử 7/5/1954; một đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 thống nhất đất nước… Ngày vui đại thắng, tuy Bác đã đi xa nhưng trong trái tim mỗi người dân đất Việt vẫn "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”; lời Bác "Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?” sao mà thân thương, trìu mến, gần gũi như máu thịt của mình. Chỉ có tình yêu giống nòi từ trong ruột bọc mà ra mới hiểu hết sự thiêng liêng, sâu lắng của hai tiếng đồng bào. Phải chăng đó là nguồn mạch của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được hun đúc, bắt nguồn từ vùng đất Cội nguồn, từ những tinh hoa giá trị tinh thần mà các Vua Hùng đã tạo dựng. Mùng mười tháng ba âm lịch, dù ở đâu, đi đâu, lòng mỗi người vẫn khôn nguôi nhớ về ngày Giỗ Tổ, hành hương về đất cội nguồn để thắp nén hương thơm, thành kính tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, thành kính tri ân công lao trời biển Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc tới bờ vinh quang. Cây có cội, nước có nguồn, trong cõi tâm linh của mỗi người khi đến Đền Hùng thăm viếng lăng mộ, đền đài tổ tiên… hãy nhớ lời Bác dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Gần 100 triệu đồng bào từ miền ngược đến miền xuôi; từ Bắc vào Nam và đồng bào ta ở nước ngoài luôn hướng về Đất Tổ thành kính biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Lớp lớp cháu con sẽ đoàn kết một lòng giữ vững non sông đất nước, mãi mãi xứng danh con Lạc cháu Hồng. Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung một cội nguồn. Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành biểu tượng tôn kính, thiêng liêng, quy tụ và gắn bó người dân đất Việt. Niềm tự hào, tôn kính ấy càng được nhân lên khi UNESCO chính thức thông qua quyết định công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 6/2/2012), trở thành di sản đầu tiên ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Từ năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Phú Thọ chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Ban Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam cũng quyết định không tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu trên môi trường thực tế - tức Lễ Giỗ Tổ tập trung để chuyển sang tổ chức trên không gian mạng internet với tên gọi "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu online”. Năm nay cũng vậy, do dịch Covid-19 nên UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều chỉnh nhiều nội dung, song vẫn đảm bảo tổ chức phần lễ trang nghiêm, thành kính, an toàn, tiết kiệm, mang tính cộng đồng sâu sắc. Các địa phương trong tỉnh nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương tổ chức dâng hương theo nghi lễ truyền thống cùng thời gian tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ dâng hương tại Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không có biên giới riêng mà là biên giới cộng đồng. Đó là điều căn bản triết lý để hình thành một quốc gia thống nhất. Ở đó tất cả mọi người đều có chung một vị Thánh Tổ - Vua Hùng. Trong tâm thức nguồn cội của người Việt - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Giỗ Tổ Hùng Vương là điểm đồng quy về ý thức cộng đồng - quốc gia- dân tộc, đã kết tinh thành dòng chảy bất tận trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. P.V (ST)

Đông đảo người dân tri ân các Vua Hùng tại đền Thượng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) trong ngày khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021. Theo dòng chảy của thời gian và những chứng cứ lịch sử đã chứng minh 18 đời Vua Hùng kế tiếp nhau "Vua tôi” uống chung dòng nước mát từ nguồn sông Cái; Vua dạy dân cấy lúa, gieo hạt, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải… Chống chọi với thiên nhiên, giặc giã để giữ gìn, phát triển Nhà nước Văn Lang hưng thịnh. Kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ của thời đại Hùng Vương để lại cho chúng ta hôm nay là vô giá; khẳng định thời đại Hùng Vương là tất yếu lịch sử. Các Vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt, có một nền văn hiến rực rỡ; thông điệp đó nhắn gửi các thế hệ nối tiếp hãy trân trọng giữ gìn tài sản vô giá của thời đại Hùng Vương. Nối tiếp truyền thống quật cường của cha ông trong suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với sự gắn kết cộng đồng của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Nhân dân ta đã anh dũng, kiên cường, đoàn kết, thủy chung dưới cờ bách chiến, bách thắng của Đảng và Bác Hồ đã làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất tháng Tám năm 1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; làm nên một Điện Biên Phủ lịch sử 7/5/1954; một đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 thống nhất đất nước… Ngày vui đại thắng, tuy Bác đã đi xa nhưng trong trái tim mỗi người dân đất Việt vẫn "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”; lời Bác "Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?” sao mà thân thương, trìu mến, gần gũi như máu thịt của mình. Chỉ có tình yêu giống nòi từ trong ruột bọc mà ra mới hiểu hết sự thiêng liêng, sâu lắng của hai tiếng đồng bào. Phải chăng đó là nguồn mạch của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được hun đúc, bắt nguồn từ vùng đất Cội nguồn, từ những tinh hoa giá trị tinh thần mà các Vua Hùng đã tạo dựng. Mùng mười tháng ba âm lịch, dù ở đâu, đi đâu, lòng mỗi người vẫn khôn nguôi nhớ về ngày Giỗ Tổ, hành hương về đất cội nguồn để thắp nén hương thơm, thành kính tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, thành kính tri ân công lao trời biển Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc tới bờ vinh quang. Cây có cội, nước có nguồn, trong cõi tâm linh của mỗi người khi đến Đền Hùng thăm viếng lăng mộ, đền đài tổ tiên… hãy nhớ lời Bác dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Gần 100 triệu đồng bào từ miền ngược đến miền xuôi; từ Bắc vào Nam và đồng bào ta ở nước ngoài luôn hướng về Đất Tổ thành kính biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Lớp lớp cháu con sẽ đoàn kết một lòng giữ vững non sông đất nước, mãi mãi xứng danh con Lạc cháu Hồng. Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung một cội nguồn. Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành biểu tượng tôn kính, thiêng liêng, quy tụ và gắn bó người dân đất Việt. Niềm tự hào, tôn kính ấy càng được nhân lên khi UNESCO chính thức thông qua quyết định công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 6/2/2012), trở thành di sản đầu tiên ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Từ năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Phú Thọ chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Ban Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam cũng quyết định không tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu trên môi trường thực tế - tức Lễ Giỗ Tổ tập trung để chuyển sang tổ chức trên không gian mạng internet với tên gọi "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu online”. Năm nay cũng vậy, do dịch Covid-19 nên UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều chỉnh nhiều nội dung, song vẫn đảm bảo tổ chức phần lễ trang nghiêm, thành kính, an toàn, tiết kiệm, mang tính cộng đồng sâu sắc. Các địa phương trong tỉnh nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương tổ chức dâng hương theo nghi lễ truyền thống cùng thời gian tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ dâng hương tại Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không có biên giới riêng mà là biên giới cộng đồng. Đó là điều căn bản triết lý để hình thành một quốc gia thống nhất. Ở đó tất cả mọi người đều có chung một vị Thánh Tổ - Vua Hùng. Trong tâm thức nguồn cội của người Việt - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Giỗ Tổ Hùng Vương là điểm đồng quy về ý thức cộng đồng - quốc gia- dân tộc, đã kết tinh thành dòng chảy bất tận trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. P.V (ST)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/16/151621/nhan-len-tu-suc-manh-coi-nguon-dan-toc.htm