Nhân viên công sở bỏ ô tô, đi làm bằng tàu điện Cát Linh - Hà Đông

Sau khi đi thử, nhiều nhân viên công sở ở Hà Nội quyết định chọn tàu điện Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện đi làm để tránh tắc đường và đảm bảo an toàn.

Video: Ngày đầu người Hà Nội đi làm bằng tàu Cát Linh - Hà Đông

Sáng 8/11, nhiều người đến nhà ga Cát Linh - Hà Đông để trải nghiệm phương tiện công cộng mới mẻ, hiện đại nhất Việt Nam.

Sáng 8/11, nhiều người đến nhà ga Cát Linh - Hà Đông để trải nghiệm phương tiện công cộng mới mẻ, hiện đại nhất Việt Nam.

Anh Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) cho biết, nhà anh sát ga tàu Cát Linh - Hà Đông, bến cuối lại cách trụ sở công ty làm việc khoảng 500m nên từ rất lâu anh đã mong chờ ngày tuyến đường sắt này hoàn thành để được đi làm bằng tàu điện. Anh quyết định từ nay sẽ đi làm bằng tàu điện vì thời gian di chuyển nhanh, chỉ mất khoảng 20 phút là đến nơi làm việc mà không bị khói bụi, ách tắc và trên hết là an toàn.

Anh Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) cho biết, nhà anh sát ga tàu Cát Linh - Hà Đông, bến cuối lại cách trụ sở công ty làm việc khoảng 500m nên từ rất lâu anh đã mong chờ ngày tuyến đường sắt này hoàn thành để được đi làm bằng tàu điện. Anh quyết định từ nay sẽ đi làm bằng tàu điện vì thời gian di chuyển nhanh, chỉ mất khoảng 20 phút là đến nơi làm việc mà không bị khói bụi, ách tắc và trên hết là an toàn.

“Hiện tại tôi cũng đã có ô tô riêng nhưng tôi vẫn giữ thói quen đi lại bằng xe buýt từ nhà đến công ty làm việc. Thật thú vị từ nay Hà Nội đã có thêm một lựa chọn nữa để di chuyển ngoài các phương tiện công cộng như xe buýt… Hy vọng hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội ngày càng phát triển hơn, để mọi người dân có thể từ bỏ thói quen sử dụng phương tiện cá nhân nhằm giảm ô nhiễm môi trường cũng như tắc đường tại một số tuyến đường trọng điểm trong khu vực nội đô", anh Dũng chia sẻ.

“Hiện tại tôi cũng đã có ô tô riêng nhưng tôi vẫn giữ thói quen đi lại bằng xe buýt từ nhà đến công ty làm việc. Thật thú vị từ nay Hà Nội đã có thêm một lựa chọn nữa để di chuyển ngoài các phương tiện công cộng như xe buýt… Hy vọng hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội ngày càng phát triển hơn, để mọi người dân có thể từ bỏ thói quen sử dụng phương tiện cá nhân nhằm giảm ô nhiễm môi trường cũng như tắc đường tại một số tuyến đường trọng điểm trong khu vực nội đô", anh Dũng chia sẻ.

Theo ghi nhận của PV, hành khách khi vào đến sảnh tầng 1 tại ga đều phải khai báo y tế hoặc quét mã QR, các nhân viên đo thân nhiệt và sử dụng nước sát khuẩn tay cho hành khách trước khi lên tàu. Tại khu vực kiểm soát vé, người dân được nhân viên nhà ga phát thẻ di chuyển và hướng dẫn quẹt thẻ trước khi lên tàu.

Theo ghi nhận của PV, hành khách khi vào đến sảnh tầng 1 tại ga đều phải khai báo y tế hoặc quét mã QR, các nhân viên đo thân nhiệt và sử dụng nước sát khuẩn tay cho hành khách trước khi lên tàu. Tại khu vực kiểm soát vé, người dân được nhân viên nhà ga phát thẻ di chuyển và hướng dẫn quẹt thẻ trước khi lên tàu.

Nhà cách ga Văn Quán khoảng 500m, chị Đặng Ngọc Anh (30 tuổi, một cán bộ văn phòng làm việc tại quận Đống Đa, Hà Nội) lựa chọn đi làm bằng tàu điện trên cao. “Đây là chuyến tàu tôi mong đợi từ rất lâu. Đường từ nhà đến cơ quan sẽ được rút ngắn lại rất nhiều, thay vì cả tiếng chạy xe máy với tiếng còi xe, khói bụi, rồi đường tắc đến nghẹt thở; về nhà cảm giác uể oải, không còn sức cho công việc, con cái. Giờ đây thời gian từ nhà đến cơ quan chỉ còn vỏn vẹn 20 phút thay vì mất từ 40 phút đến cả tiếng khi gặp cao điểm", chị Ngọc Anh cho hay.

Nhà cách ga Văn Quán khoảng 500m, chị Đặng Ngọc Anh (30 tuổi, một cán bộ văn phòng làm việc tại quận Đống Đa, Hà Nội) lựa chọn đi làm bằng tàu điện trên cao. “Đây là chuyến tàu tôi mong đợi từ rất lâu. Đường từ nhà đến cơ quan sẽ được rút ngắn lại rất nhiều, thay vì cả tiếng chạy xe máy với tiếng còi xe, khói bụi, rồi đường tắc đến nghẹt thở; về nhà cảm giác uể oải, không còn sức cho công việc, con cái. Giờ đây thời gian từ nhà đến cơ quan chỉ còn vỏn vẹn 20 phút thay vì mất từ 40 phút đến cả tiếng khi gặp cao điểm", chị Ngọc Anh cho hay.

Bà Bùi Thị Tuyết (50 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) phấn khởi cho biết, trước đó bà thường nhờ con cháu trở ra điểm xe buýt mất khoảng 1km, nhưng từ khi tuyến đường sắt trên cao vận hành thương mại bà có thể tự đi bộ ra ga tàu. “Tôi thấy rất thuận tiện, chỉ đi bộ khoảng 300m là tới tuyến nhà ga vừa gần nhà lại thuận tiện cho việc đi lấy hàng về buôn bán nhỏ lẻ. Tôi cảm thấy rất yên tâm, vừa an toàn đối với bản thân lại góp phần giảm được ùn tắc giao thông trong thành phố”.

Bà Bùi Thị Tuyết (50 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) phấn khởi cho biết, trước đó bà thường nhờ con cháu trở ra điểm xe buýt mất khoảng 1km, nhưng từ khi tuyến đường sắt trên cao vận hành thương mại bà có thể tự đi bộ ra ga tàu. “Tôi thấy rất thuận tiện, chỉ đi bộ khoảng 300m là tới tuyến nhà ga vừa gần nhà lại thuận tiện cho việc đi lấy hàng về buôn bán nhỏ lẻ. Tôi cảm thấy rất yên tâm, vừa an toàn đối với bản thân lại góp phần giảm được ùn tắc giao thông trong thành phố”.

“Trước kia thay vì đi xuống công trình làm việc mất khoảng 1 giờ đồng hồ, thì nay với việc đi tàu điện trên cao đã rút ngắn thời gian đi khoảng một nửa, vừa thuận tiện cho bản thân lại vừa đảm bảo an toàn trong khi di chuyển”, ông Nguyễn Minh Trang (trú quận Thanh Xuân) cho biết.

“Trước kia thay vì đi xuống công trình làm việc mất khoảng 1 giờ đồng hồ, thì nay với việc đi tàu điện trên cao đã rút ngắn thời gian đi khoảng một nửa, vừa thuận tiện cho bản thân lại vừa đảm bảo an toàn trong khi di chuyển”, ông Nguyễn Minh Trang (trú quận Thanh Xuân) cho biết.

Nhiều bạn trẻ vui vẻ hào hứng chụp ảnh trải nghiệm trên chuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông.

Nhiều bạn trẻ vui vẻ hào hứng chụp ảnh trải nghiệm trên chuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông.

Hành khách ngồi chờ tàu tại điểm đón trả khách Phùng Khoang.

Hành khách ngồi chờ tàu tại điểm đón trả khách Phùng Khoang.

Được biết, để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong tuần đầu, các đoàn tàu chạy với tần suất 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 chạy 10 phút/chuyến. Nếu khách đông, Hà Nội Metro sẽ lập tức điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Được biết, để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong tuần đầu, các đoàn tàu chạy với tần suất 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 chạy 10 phút/chuyến. Nếu khách đông, Hà Nội Metro sẽ lập tức điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Văn Giang - Đắc Huy

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-nhan-vien-cong-so-bo-o-to-di-lam-bang-tau-dien-cat-linh-ha-dong-ar645400.html