Nhật Bản-EU ký Hiệp định phát triển hydro
Nhật Bản và Liên minh châu Âu đang hợp tác để thúc đẩy nhu cầu và cung cấp hydro xanh, nhằm thay thế dần nhiên liệu hóa thạch.
“Hydro sẽ sớm trở thành một mặt hàng được giao dịch quốc tế và sự hợp tác chặt chẽ giữa EU và Nhật Bản sẽ rất cần thiết để thúc đẩy hydro tái tạo và hydro carbon thấp trên toàn cầu, đồng thời đảm bảo sự phối hợp giữa các tiêu chuẩn và quy định”.
Đầu tư và cơ sở hạ tầng
Trong cuộc gặp này, Ken Saito, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Kadri Simson cùng chủ trì diễn đàn kinh doanh hydro Nhật Bản-EU, với sự tham dự của giám đốc điều hành các công ty lớn như JERA, Tokyo Gas, Mitsui và Iwatani. Diễn đàn nhấn mạnh nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sản xuất và phân phối hydro tái tạo. Liên minh châu Âu đặt mục tiêu sản xuất và nhập khẩu 10 triệu tấn hydro tái tạo vào năm 2030, một mục tiêu đầy tham vọng đòi hỏi mức đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Kadri Simson nói thêm rằng: “Hydro là một ưu tiên quan trọng trong chính sách năng lượng của châu Âu, vì nó sẽ giúp chúng ta loại bỏ dần nguồn nhiên liệu hóa thạch cuối cùng của Nga và về lâu dài sẽ khử carbon trong lĩnh vực công nghiệp”.
Các sáng kiến và dự án quốc gia
Tại Đức, một dự luật gần đây đã được thông qua nhằm đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập khẩu và sản xuất hydro, như một phần trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon. Động thái này diễn ra sau cuộc xung đột tại Ukraine vào năm 2022, thúc đẩy Đức tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nguồn cung khí đốt của Nga. Nhật Bản có kế hoạch chi 3 nghìn tỷ yên (19 tỷ USD) trong 15 năm để trợ cấp cho việc sản xuất hydro sạch. Itochu Corp đang tiến hành nghiên cứu tính khả thi để thiết lập chuỗi cung ứng hydro và amoniac ở Kitakyushu, miền nam Nhật Bản, một trong những công viênđiện gió ngoài khơi trong tương lai của đất nước.
Thỏa thuận giữa Nhật Bản và EU đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thúc đẩy hydro như một trọng tâm trong chiến lược năng lượng của cả hai khu vực. Có thể thấy rằng, sự hợp tác quốc tế sẽ rất quan trọng để chuyển đổi thành công sang nền kinh tế ít carbon, đồng thời tăng cường an ninh năng lượng.