Ngày 6/8/1945, Theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman, lúc 8h15 (giờ Hiroshima), máy bay B-29 “Enola Gay” của quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống trung tâm thành phố Hiroshima. Nó đã nổ ngay trên đầu tòa nhà của Phòng xúc tiến công nghiệp Hiroshima. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ. Ngày nay, đây là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình. Nó nhắc loài người nhớ về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và là biểu tượng của ước mơ hòa bình cho thế giới.
Quanh cảnh Phòng xúc tiến công nghiệp Hiroshima nằm ở ngã ba sông Honkawa và Motoyasu sau vụ ném bom kinh hoàng khiến hàng chục nghìn thường dân thiệt mạng. Hiroshima ngày nay là một thành phố hiện đại với nhiều nhà cao tầng, trung tâm thương mại cùng hệ thống công cộng tiện ích.
Bệnh viện Chữ thập đỏ Hiroshima bị san phẳng ngay sau vụ nổ. Quả bom nguyên tử đã phá hủy hầu hết kiến trúc của thành phố vốn được coi là căn cứ hậu cần nhỏ của quân đội Nhật Bản. Sau nhiều năm tái thiết, bệnh viện trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố.
Một con đường tại trung tâm thành phố chỉ còn sót lại những đống đất và một căn nhà tan hoang. Ngày nay, khu phố trở nên nhộn nhịp và phát triển cùng nền kinh tế Nhật Bản.
Nhà thờ Urakami tại thành phố Nagasaki chỉ còn là phế tích chỉ vài giây sau khi sĩ quan Mỹ trên phi cơ B-29 “Bockscar” thả quả bom “Fat Man” xuống thung lũng công nghiệp của thành phố vào lúc 11h01 (giờ địa phương) ngày 9/8/1945, chỉ 3 ngày sau khi quân đội Mỹ ném bom Hiroshima. Ngày nay, nhà thờ là biểu tượng của hòa bình.
Cảnh hoang tàn của thành phố trên đảo Kyushu sau ngày 9/8/1945. 69 năm sau, Nagasaki xinh đẹp trở thành điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.
Người dân Nagaska kéo xe củi trong thành phố vài tháng sau khi quân đội Mỹ dội bom. Ngày nay, người dân Nhật Bản luôn nhắc nhở các thế hệ về sức tàn phá khủng khiếp của hai vụ đánh bom kinh hoàng để lại nhiều hậu quả thảm khốc cho đất nước và khiến cả thế giới bàng hoàng.
Hải Anh