Nhật Bản mở rộng tình trạng khẩn cấn trong khi người dân ký đơn xin hủy Olympic
Chính phủ Nhật Bản đã mở rộng tình trạng khẩn cấp về virus vào thứ Sáu (14/5), chỉ 10 tuần trước Thế vận hội Tokyo, khi các nhà vận động gửi một bản kiến nghị với hơn 350.000 chữ ký thúc giục hủy bỏ sự kiện này.
Ông Kenji Utsunomiya. Ảnh: BKP
Bài liên quan
350.000 người người Nhật Bản ký đơn đòi hủy Olympic Tokyo
20 VĐV dự vòng loại Olympic Tokyo được tiêm vắc xin Covid-19
Đã xác định đủ 16 đội bóng đá nam tham dự Olympic Tokyo
Với việc Tokyo và các khu vực khác đã có lệnh đóng cửa khẩn cấp cho đến cuối tháng 5, ba khu vực khác, bao gồm cả phía bắc Hokkaido, nơi sẽ tổ chức cuộc thi marathon Olympic cũng sẽ bắt đầu áp dụng lệnh phong tỏa.
Tình trạng khẩn cấp mở rộng, nhằm chống lại làn sóng thứ tư đang khiến hệ thống y tế của Nhật Bản rơi vào tình trạng căng thẳng, còn đi kèm với việc dư luận kiên quyết phản đối việc tổ chức Thế vận hội vào mùa hè này, vì lo ngại đại dịch sẽ tái bùn gphast.
Ông Kenji Utsunomiya, một cựu ứng cử viên cho chức thống đốc Tokyo, đã kêu gọi các nhà tổ chức Thế vận hội "ưu tiên cuộc sống" khi ông gửi bản kiến nghị gồm 351.000 chữ ký lên chính quyền thành phố.
"Tôi nghĩ chúng ta cần xem xét về việc ưu tiên cuộc sống hay một buổi lễ và sự kiện được gọi là Thế vận hội", ông Utsunomiya nói và thúc giục Thống đốc Tokyo Yuriko Koike thúc đẩy việc hủy bỏ.
Bản kiến nghị cũng đang được gửi tới Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) cũng như các nhà tổ chức địa phương và chính phủ quốc gia.
Ông Utsunomiya cảnh báo: “Việc tổ chức Thế vận hội trong những trường hợp này có nghĩa là các nguồn y tế quý giá phải được dành cho Thế vận hội".
Hôm thứ Năm, một hiệp hội bác sĩ đã cảnh báo rằng "không thể" tổ chức Thế vận hội một cách an toàn trong thời kỳ đại dịch, nhưng các nhà tổ chức cho biết các biện pháp đối phó với virus sẽ giữ an toàn cho các vận động viên và công chúng Nhật Bản.
Trong một cuộc phỏng vấn với AFP, người đứng đầu Ủy ban Paralympic Quốc tế Andrew Parsons thừa nhận "sự tức giận" của người Nhật đối với Thế vận hội.
Nhưng ông cho biết các quy tắc phòng dịch nghiêm ngặt, bao gồm kiểm tra hàng ngày và hạn chế vận động của các vận động viên, có nghĩa là họ có cực ít khả năng lây nhiễm cho người khác.
"Chúng tôi muốn người dân cảm thấy sự chắc chắn này", ông Parsons nói và cho biết thêm: "Bởi vì chúng tôi thấy rằng sự tức giận xuất phát từ quan niệm rằng đó là sự an toàn của người dân Nhật Bản đang được đặt lên bàn cân với Thế vận hội. Tôi tin rằng cả hai đều có thể cùng được đảm bảo".