Nhật Bản xem xét xuất khẩu tên lửa tên lửa phòng không Patriot PAC-3 sang Mỹ
Chính phủ Nhật Bản hôm 20/12 bắt đầu xem xét việc xuất khẩu tên lửa phòng không Patriot PAC-3. Một công ty của Mỹ sẽ thực hiện việc nhập khẩu này.
Để thực hiện đúng các thủ tục có thế xuất khẩu tên lửa phòng không sang Mỹ, chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch sửa đổi hướng dẫn thực hiện "Ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị phòng thủ". Theo đó, dự kiến các quy định sửa đổi sẽ được thông qua ngày 22/12.
Theo các quy định hiện hành, Nhật Bản mới chỉ cung cấp thiết bị quân sự radar cảnh báo cho Philippines và đây là lần đầu tiên Nhật Bản xem xét xuất khẩu tên lửa phòng không Patriot PAC-3. Hiện chữa rõ số phận tên lửa Patriot sau khi được Mỹ nhập khẩu lại sẽ được tái sử dụng, hay là sẽ chuyển cho đối tác của mình. Washington gần đây đã tái nhập các vũ khí bán cho đồng minh để tiến hành chuyển cho đối tác tại Đông Âu.
Hiện hệ thống phòng không Patriot PAC-3 đã được triển khai tại các căn cứ ở 3 thành phố thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-3 được Mỹ phát triển để thay thế hệ thống Nike Hercules (là hệ thống phòng không tầm trung và tầm cao của Lầu Năm Góc) và thay thế hệ thống MIM -23 Hawk (hệ thống phòng không chiến thuật tầm trung của quân đội Mỹ).
Cho đến nay, nó là một trong những hệ thống phòng không được phổ biến rộng rãi nhất thế giới (sau S300 của Nga) khi có tới 16 quốc gia đang sử dụng. Khác với S300 chưa một lần ghi nhận thực chiến, hệ thống Patriot đã nhiều lần tham chiến và từng ghi nhận bắn hạ các máy bay và tên lửa của đối phương. Hiện nay phiên bản mới nhất của hệ thống này có có khả năng tiêu diệt mục tiêu với phương thức "Hit-to-Kill" tức truy đuổi và tiêu diệt mục tiêu bằng động năng thay vì dùng đầu đạn nổ mảnh.
Theo Tokyo, Military Today