Nhật ký bà mẹ trung nhiên: Chóng mặt và nỗi tự ti về sức khỏe

Ngày 14 tháng 10 năm 2020, Hôm nay là một ngày thứ tư bình thường, tôi dậy sớm làm bữa sáng cho bọn trẻ và chuẩn bị đi làm như bao ngày.

Ôi định bụng làm món bánh mì ốp la, món ăn yêu thích mà cu Bin đã yêu cầu tối qua. Sau khi tập yoga khoảng nửa tiếng, tôi xuống bếp, mở tủ lạnh định lấy trứng thì bất chợt thấy lạ lạ trong người, đầu choáng váng và cả căn bếp như quay cuồng. Chân tay bải hoải, tôi không thể đứng vững rồi ngồi sụp xuống đất, mắt hoa lên. Cũng may chỉ khoảng 5 phút sau, cu Bin từ trên nhà chạy xuống, hốt hoảng đỡ tôi dậy và la lên thất thanh khi không biết mẹ bị làm sao.

Sáng hôm đó không còn là một sáng thứ tư bình thường nữa. Tôi phải nằm bất động trên giường gần một tiếng đồng hồ. Cũng may là ông xã ở nhà đưa bọn trẻ đi học và xin cấp trên cho tôi được nghỉ buổi sáng làm ở nhà. Lạ một cái là sau khi tỉnh dần, tôi lại ngồi dậy và làm việc bình thường, như chưa hề có “cú địa chấn” hồi sáng sớm.

Đó là lần đầu tiên tôi gặp “bạn” - cơn chóng mặt thân mến ạ!

Kể từ sau lần gặp gỡ “định mệnh” ấy, bạn đã làm tôi hoang mang và tự ti về chính sức khỏe của mình. Tôi không dám đi đâu xa, không dám nhận những công việc mà nếu là tôi trước đây, tôi sẽ sẵn sàng lăn xả để chứng tỏ bản thân mình với sếp. Những lịch trình công tác, gặp gỡ đối tác cũng được tôi khéo léo xin hoãn lại. Thậm chí ngay cả buổi dã ngoại hàng năm với hội đại học mà tôi chờ mong cũng phải cáo lỗi mà rút lui.

Cuộc sống của thật sự đã đảo lộn trong chỉ 2 tuần vì “bạn”. Tôi thật sự không biết “bạn” là ai và tại sao “bạn” lại xuất hiện bất ngờ như vậy.

Ngày 28 tháng 10 năm 2020,

Vậy là đã được khoảng 2 tuần kể từ lần đầu gặp “bạn”. Hôm nay cũng là thứ bảy, cuối tuần mà cả nhà tôi mong mỏi chờ đợi cũng đến rồi.

Cứ mỗi chiều thứ 4, cả nhà tôi lại dắt nhau sang bên ngoại ăn cơm. Đây là thói quen mỗi cuối tuần, cũng là dịp để bọn trẻ được ăn món gà chiên mắm yêu thích của bà ngoại. Ngày hôm đó trôi qua rất nhanh, mọi thứ đều suôn sẻ cho đến khi tôi và em Linh đi chợ. Tôi đang ngồi xuống để lựa rau, chuẩn bị đứng lên trả tiền thì, ôi thôi… Khi đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng, tôi biết là “bạn” lại quay lại gặp tôi rồi. Nhưng lần này, có vẻ như còn tệ hơn lần đầu nữa.

Tôi cứ thế mà ngã “phịch” xuống đất, mạnh đến mức chị bán hàng rau định lao ra đỡ mà không kịp. Linh đang ngồi trên xe hét lên thất thanh, định đỡ tôi dậy mà không nhanh bằng “bạn”. “Bạn” khiến tay chân tôi, à không, cả thân người tôi như không còn là của mình nữa rồi. Đầu óc hoa lên, trời đất quay cuồng, mắt mờ đi không nhìn thấy gì cả. Phải chống tay ngồi bệt dưới đất một lúc, em Linh mới đỡ được tôi dậy, ngồi tạm ở chỗ vỉa hè bên cạnh. Cũng may chị hàng xóm bên ngoại đang đi chợ, nhìn thấy liền đến giúp, mua chai nước rồi đứng bóp đầu, xoay tay một lúc thì tôi mới dần dần tỉnh lại. Mọi người nghĩ tôi bị trúng gió. Nhưng bản thân tôi nghĩ có gì đó không đúng, “bạn" không phải là cơn trúng gió thông thường.

Lần gặp nhau này, có vẻ là “bạn” đã dữ dội, khó tính hơn rất nhiều, “cơn chóng mặt” ạ. Bạn lại chọn đúng lúc tôi đang ở ngoài đường mà ghé thăm, làm cho tôi sợ hãi quá. Đúng hôm sang bên ngoại, cả chồng con, bố mẹ được một dịp “hết vía” lo lắng xem tôi làm sao. Và thế là cả nhà quyết định sáng mai sẽ đưa tôi đi khám.

Ngày 1 tháng 11 năm 2020,

Thế là cả sáng chủ nhật của tôi đã bay vèo bởi vì “bạn”

Hôm đó, rất lâu rồi vợ chồng tôi mới có thời gian dậy sớm ăn sáng, cafe như hồi còn trẻ, chỉ khác là sau đấy, chúng tôi dắt nhau vào bệnh viện để gặp bác sĩ thôi.

Sau khi xét nghiệm, kiểm tra một hồi, bác sĩ chẩn đoán tôi bị áp lực công việc nhiều nên hay gặp phải “bạn” - “cơn chóng mặt” thân yêu. Bác sĩ kê cho tôi một đơn thuốc, dặn tôi phải hạn chế sử dụng điện thoại, laptop không quá 8 tiếng trong ngày. Ngoài ra, tôi còn phải học cách thư giãn, dành thời gian tập thể dục, tránh lo nghĩ và căng thẳng thì áp lực mới dần dần hết được. Hóa ra, căn bệnh mà tôi đang gặp phải cũng là “người bạn thân quen” của nhiều chị em ở độ tuổi như mình. Chắc là, tôi cũng đang tham công tiếc việc quá rồi.

Bác sĩ còn dặn, điều trị căn bệnh này là đường dài, thể chất và tinh thần đều cần cải thiện, nhưng trước mắt, để không phải “chẳng may” gặp bạn, bác sĩ có kê cho tôi thuốc chứa hoạt chất acetyl-leucine – một loại axit amin thiết yếu, có thể cắt cơn chóng mặt nhanh chóng. Tôi như bắt được vàng vì bây giờ tôi đã có “bùa hộ mệnh” phòng thân để tự vệ nếu phải tái ngộ “bạn” trong tương lai rồi.

Trên đường đi về, vợ chồng tôi cũng phải công nhận rằng, nhờ “gặp” được bạn mà chúng tôi cũng giật mình nhận ra, bao lâu nay mình đã quá thờ ơ với sức khỏe. Cứ chủ quan vì nghĩ mình còn trẻ mà chỉ đâm đầu vào làm việc, rồi lại “bóc lột” sức khỏe bằng những cuối tuần thức đêm cày phim, những đợt chạy deadline đến quên cả ăn đủ bữa. Cảm ơn “bạn” đã cho tôi biết rằng, cũng đến lúc tôi cần sốc lại bản thân, cân bằng lại giữa công việc và cuộc sống thật rồi.

Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta gặp nhau thế là đủ, cảm ơn và xin không hẹn gặp lại bạn nhé, “cơn chóng mặt” ạ.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/-nhat-ky-ba-me-trung-nhien-chong-mat-va-noi-tu-ti-ve-suc-khoe-n183398.html