Nhiệm vụ khó khăn
Nếu cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể kéo Hàn Quốc và Triều Tiên xích lại gần nhau hơn, thì Bán đảo Triều Tiên có thể vẫn chỉ tiếp tục quy tắc hoạt động thời Chiến tranh Lạnh. Và có lẽ tình hình ở đây khó có thể di chuyển xa hơn mục tiêu này. Vậy lý do gì khiến không dễ đạt được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên?
Nếu cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể kéo Hàn Quốc và Triều Tiên xích lại gần nhau hơn, thì Bán đảo Triều Tiên có thể vẫn chỉ tiếp tục quy tắc hoạt động thời Chiến tranh Lạnh. Và có lẽ tình hình ở đây khó có thể di chuyển xa hơn mục tiêu này. Vậy lý do gì khiến không dễ đạt được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên?
Lời đề nghị của Tổng thống Donald Trump giúp Triều Tiên chống lại đại dịch Covid-19 là điều nên làm, nhưng rất ít khả năng sẽ xảy ra. Thật khó để hình dung nhà lãnh đạo Kim Jong-un nắm bắt cơ hội này sau khi phung phí quá nhiều trong 2 năm qua. Thật vậy, liệu bán đảo Triều Tiên bao giờ có được hòa bình? Nhiều người Mỹ có thể hiểu được sự an toàn khi nghĩ đến những sinh mạng và số tiền bị mất trong các cuộc chiến dường như bất tận của họ ở Afghanistan và Iraq. Nhưng vấn đề đau đáu hơn với họ vẫn là cuộc chiến tranh Triều Tiên (đã kết thúc nhưng chỉ với lệnh ngừng bắn chứ không phải là một thỏa thuận hòa bình) và những năm bế tắc sau đó. Bán đảo Triều Tiên là một lời nhắc nhở nghiêm khắc với Mỹ rằng, việc ngừng chiến sự không có nghĩa là có được hòa bình.
Vào ngày 27-7-1953, khi một lệnh ngừng bắn giúp kết thúc cuộc chiến liên Triều, người dân hai miền đã chịu đựng những nỗi thống khổ của một bán đảo bị chia cắt và vẫn luôn ở trong tình trạng chiến tranh. Và từ đó đến nay, các bên đã nỗ lực đàm phán, gặp mặt để đi đến một thỏa thuận hòa bình thật sự. Năm 2018 đã chứng kiến một số lượng kỷ lục các cuộc họp của các nhà lãnh đạo đối với Triều Tiên, kể cả cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore. Tuy nhiên, viễn cảnh hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên dường như xa vời hơn bao giờ hết.
Trừ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 lần này có thể giúp làm sống lại tinh thần ở Singapore, Bán đảo Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục rơi vào vòng xoáy bất an mới. Cả hai cuộc xung đột dân sự liên Triều và căng thẳng quốc tế tiếp tục ràng buộc bán đảo này cho đến ngày nay. Và, như một nghiên cứu mới của Viện Hudson bao gồm quan điểm của các tác giả hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc giải thích, con đường dẫn đến hòa bình không phải là ít, mà là rất đa dạng. Nhưng để đạt được hòa bình, nó sẽ đòi hỏi phải giải quyết các yếu tố xung đột dân sự liên Triều, cũng như các khía cạnh quốc tế sâu sắc bao trùm cả bán đảo. Đó thật sự là một nhiệm vụ quá khó khăn.
Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_222672_nhiem-vu-kho-khan.aspx