Nhiên liệu hóa thạch: Bóng ma bao trùm COP28

Tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28), các bên đàm phán vẫn chưa đạt được một thỏa thuận về việc chấm dứt sử dụng than, dầu và khí đốt. Tiến độ đàm phán đã được đẩy nhanh từ ngày 8/12. Chủ tịch Sultan Al Jaber và các bộ trưởng các nước cam kết theo đuổi đàm phán cho đến phút cuối.

Chính sách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch gây căng thẳng tại Hội nghị Dubai về biến đổi khí hậu

Chính sách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch gây căng thẳng tại Hội nghị Dubai về biến đổi khí hậu

Chưa thể bi quan

Vào sáng ngày 8/12, COP28 đã khởi động lại sau một ngày nghỉ thông lệ. Tại đây, TS Sultan Al Jaber đã nói với các nhà đàm phán: “Xin hãy hoàn thành công việc!”. Ông cử 8 vị bộ trưởng từ các quốc gia phát triển và quốc gia ở “Bán cầu Nam” ghép thành 4 cặp nhằm tháo gỡ bế tắc trong các cuộc đàm phán.

Ông yêu cầu biên soạn phiên bản thứ ba của dự thảo văn bản thỏa thuận từ chiều hôm đó, với nội dung phải trích dẫn cụ thể các nhiên liệu hóa thạch.

Người chủ trì COP28 kiêm người đứng đầu Công ty Dầu mỏ ADNOC, đã gửi lời cảnh báo đến 197 quốc gia tham dự rằng ông muốn kết thúc COP đúng hạn, ngay lúc 11 giờ sáng ngày 12/12 giờ địa phương (07:00 GMT). Đây là một quyết định đáng chú ý, vì trong 4 năm trở lại đây, COP đều bế mạc trễ hơn 24 tiếng so thời gian kết thúc dự kiến.

Kể từ tối ngày 30/11, bản thân ông không ngừng gọi đây là một COP mang tính lịch sử, vì khi đó, các nước đã thông qua một quyết định mang tính lịch sử: Triển khai quỹ xoa dịu “mất mát và thiệt hại do khí hậu gây ra” tại các nước nghèo.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi đã gây ngạc nhiên cho những kẻ hoài nghi và truyền cảm hứng cho những người lạc quan”.

Tuy vẫn chưa thống nhất được một thỏa thuận cuối cùng về nhiên liệu hóa thạch, ông không phải là người duy nhất nói như vậy.

Vào hôm 6/12, ông John Kerry - Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu, cũng cho biết: “Tôi đã đến rất nhiều COP và tôi cảm thấy ở đây có một nguồn năng lượng rất khác, đó là cảm giác cấp bách và khao khát theo đuổi sứ mệnh.

Trung Quốc và Mỹ cùng hợp tác?

Cho đến nay, một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc - nước tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới, và Ả Rập Xê-út - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vẫn phản đối bất kỳ đề xuất nào về việc giảm dần nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoặc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.

Nhằm xoa dịu những nước trên, bản thảo thứ hai của văn bản thỏa thuận đã đề xuất ra hai phương án:

- “Rời bỏ” nhiên liệu hóa thạch một cách “công bằng và có trật tự”.

- Cam kết "đẩy nhanh các nỗ lực hướng đến việc thoát khỏi" những loại nhiên liệu này bằng cách tiêu thụ chúng "mà không cần đến thiết bị thu giữ khí thải và giảm nhanh nhu cầu sử dụng chúng nhằm đạt được trung hòa carbon" vào năm 2050.

Phương án thứ hai đang lặp lại công thức mà hai nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới - Mỹ và Trung Quốc, đã sử dụng trong tuyên bố chung vào tháng 11: “Triển khai năng lượng tái tạo với tốc độ đủ nhanh nhằm (...) để nhanh chóng thay thế điện sản xuất từ than, dầu và khí đốt.

Dù vậy, vẫn có khả năng sẽ xuất hiện những công thức thay thế cho các lựa chọn trên. Một nhà đàm phán ủng hộ đề xuất thứ nhất tâm sự: “Chúng ta phải tìm ra được thứ gì đó giúp chúng ta đạt được đồng thuận".

Ả Rập Xê-út cản trở

Theo một nhà quan sát của một tổ chức phi chính phủ, các nước Ả Rập nói chung và Ả Rập Xê-út nói riêng là những nước "rất cản trở".

Trao đổi với AFP, ông Umar Karim - Chuyên gia về Ả Rập Xê-út tại Đại học Birmingham, nói: “Riyadh muốn thể hiện rõ ràng rằng họ sẽ không thay đổi chính sách năng lượng của mình, bất chấp áp lực từ các nhà hoạt động khí hậu”.

Tương tự, ông Kristian Ulrichsen - Chuyên gia về Trung Đông tại Đại học Rice, nhấn mạnh: “Ả Rập Xê-út không muốn tỏ ra bị cô lập”. Ông tin rằng vương quốc sẽ tìm kiếm liên minh với các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc và Nga.

COP29 sẽ như thế nào?

Đây từng là một chủ đề không có câu trả lời trong nhiều tháng. Thế nhưng, chủ tịch COP tiếp theo có thể sẽ được chỉ định ngay trong hội nghị năm nay. Được biết, Armenia đã đề cử Azerbaijan.

Mỗi năm, COP sẽ được đặt tại một khối quốc gia khác nhau. Trong năm nay, châu Á đã chỉ định Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và năm tới sẽ đến lượt Đông Âu. Theo quy định của Liên Hợp Quốc, các nước thành viên đều phải đồng ý với đề cử. Tuy nhiên, Nga đã ngay lập tức phản đối việc lựa chọn Bulgaria, một thành viên quốc gia của Liên minh châu Âu kiêm nước... chưa đưa ra ý kiến nào.

Dầu khí chiếm 90% tỷ trọng năng lượng tại Azerbaijan, nhiều hơn cả Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ngọc Duyên

AFP

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/nhien-lieu-hoa-thach-bong-ma-bao-trum-cop28-701446.html