Nhiều chùa, đường phố tại Hà Nội rợp cờ mừng Đại lễ Phật đản

Những ngày này, khắp các ngôi chùa, đường phố ở Hà Nội đâu đâu cũng thấy rợp bóng cờ, băng rôn trang hoàng rực rỡ sắc màu mừng Đại lễ Phật đản.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hợp Quốc (LHQ) công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà LHQ gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Đại lễ Vesak đã được LHQ có nghị quyết xác lập là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình từ năm 1999. Kể từ đó, Đại lễ Vesak đều được tổ chức tại trụ sở LHQ và tại các quốc gia thành viên hàng năm.

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ (ICDV), Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2025 với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” từ ngày 6 đến 8/5/2025, ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.

Không khí trên phố Quán Sứ.

Không khí trên phố Quán Sứ.

Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak LHQ 2025, từ ngày 14-16/05/2025, tại chùa Quán Sứ (số 73 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ trang nghiêm tôn trí xá lợi Đức Phật.

Xá lợi Đức Phật được coi là di vật thiêng liêng bậc nhất của Phật giáo biểu trưng cho sự giác ngộ và giải thoát, nay sẽ được cung nghinh về Thủ đô Hà Nội trong không khí đại hoan hỷ dịp Đại lễ Vesak LHQ vừa đúng vào dịp kỉ niệm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025).

Chùa Quán Sứ.

Chùa Quán Sứ.

Xá lợi Đức Phật được gìn giữ với lòng tôn kính sâu xa từ những ngày đầu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, là biểu trưng cho sự chứng đắc viên mãn, cho tinh thần vô ngã – vị tha – giải thoát mà Đức Phật đã hiến dâng trọn đời hành đạo.

Xá lợi Đức Phật được gìn giữ với lòng tôn kính sâu xa từ những ngày đầu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, là biểu trưng cho sự chứng đắc viên mãn, cho tinh thần vô ngã – vị tha – giải thoát mà Đức Phật đã hiến dâng trọn đời hành đạo.

Ẩn mình giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, chùa Quán Sứ như một ốc đảo tĩnh lặng, nơi tâm hồn có thể tìm về an trú giữa bao biến động đời thường. Không chỉ là ngôi cổ tự tiêu biểu của đất Thăng Long, chùa Quán Sứ còn lưu giữ dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử Phật giáo nước nhà. Chính điện chùa Quán Sứ sẽ trở thành nơi cung nghinh và tôn trí xá lợi, đón tiếp hàng nghìn phật tử và nhân dân về chiêm bái, đảnh lễ và hành trì.

Ẩn mình giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, chùa Quán Sứ như một ốc đảo tĩnh lặng, nơi tâm hồn có thể tìm về an trú giữa bao biến động đời thường. Không chỉ là ngôi cổ tự tiêu biểu của đất Thăng Long, chùa Quán Sứ còn lưu giữ dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy lịch sử Phật giáo nước nhà. Chính điện chùa Quán Sứ sẽ trở thành nơi cung nghinh và tôn trí xá lợi, đón tiếp hàng nghìn phật tử và nhân dân về chiêm bái, đảnh lễ và hành trì.

Nơi ấy, tiếng chuông chiều sẽ ngân dài trong không gian lễ bái trang nghiêm, kết nối thân – khẩu – ý của người lễ Phật với năng lượng từ bi và chánh niệm.

Nơi ấy, tiếng chuông chiều sẽ ngân dài trong không gian lễ bái trang nghiêm, kết nối thân – khẩu – ý của người lễ Phật với năng lượng từ bi và chánh niệm.

Được xây dựng vào thế kỷ XV, dưới triều vua Lê Thế Tông, chùa ban đầu có chức năng là nơi tiếp đón các sứ thần Phật giáo từ các quốc gia trong khu vực. Chính vì vậy, tên gọi “Quán Sứ” – tức “quán dành cho sứ giả” – không chỉ là biểu tượng của sự hiếu khách, mà còn phản ánh tinh thần hội nhập, giao lưu tâm linh từ rất sớm của người Việt.

Được xây dựng vào thế kỷ XV, dưới triều vua Lê Thế Tông, chùa ban đầu có chức năng là nơi tiếp đón các sứ thần Phật giáo từ các quốc gia trong khu vực. Chính vì vậy, tên gọi “Quán Sứ” – tức “quán dành cho sứ giả” – không chỉ là biểu tượng của sự hiếu khách, mà còn phản ánh tinh thần hội nhập, giao lưu tâm linh từ rất sớm của người Việt.

Trải qua bao biến thiên lịch sử, chùa Quán Sứ vẫn giữ được vẻ trang nghiêm cổ kính, hiện tại là Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tại đây, những sự kiện lớn của Phật giáo hiện đại được tổ chức: từ Đại lễ Phật đản, lễ tưởng niệm, đến các hội nghị quốc tế về hòa bình và nhân đạo.

Trải qua bao biến thiên lịch sử, chùa Quán Sứ vẫn giữ được vẻ trang nghiêm cổ kính, hiện tại là Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tại đây, những sự kiện lớn của Phật giáo hiện đại được tổ chức: từ Đại lễ Phật đản, lễ tưởng niệm, đến các hội nghị quốc tế về hòa bình và nhân đạo.

Chùa Quán Sứ là điểm hội tụ của những hoạt động tâm linh đặc sắc, đánh dấu mùa lễ hội Phật giáo Vesak LHQ 2025 với tinh thần đoàn kết – tỉnh thức – phụng sự.

Chùa Quán Sứ là điểm hội tụ của những hoạt động tâm linh đặc sắc, đánh dấu mùa lễ hội Phật giáo Vesak LHQ 2025 với tinh thần đoàn kết – tỉnh thức – phụng sự.

Không khí đường phố Hà Nội.

Không khí đường phố Hà Nội.

Chùa Quán Sứ nằm trên phố Quán Sứ.

Chùa Quán Sứ nằm trên phố Quán Sứ.

Cờ, hoa, pano được thiết trí góp phần tạo nên không khí rộn ràng kính mừng Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025.

Cờ, hoa, pano được thiết trí góp phần tạo nên không khí rộn ràng kính mừng Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025.

Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra trong không khí tràn đầy hân hoan kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước: kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4 (1975-2025); kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh 2-9 (1945-2025); cùng với lần thứ 4, Đại lễ Vesak LHQ được tổ chức tại Việt Nam mang ý nghĩa và tầm vóc vô cùng trọng đại.

Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra trong không khí tràn đầy hân hoan kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước: kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4 (1975-2025); kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh 2-9 (1945-2025); cùng với lần thứ 4, Đại lễ Vesak LHQ được tổ chức tại Việt Nam mang ý nghĩa và tầm vóc vô cùng trọng đại.

Chùa Lý Triều Quốc Sư (phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Chùa Lý Triều Quốc Sư (phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Không khí hân hoan kính mừng Phật đản Phật lịch 2569 - Vesak 2025.

Không khí hân hoan kính mừng Phật đản Phật lịch 2569 - Vesak 2025.

Đại lễ Phật đản PL 2569 - DL 2025 được tổ chức từ ngày 28/4 đến hết ngày 12/5/2025. Đặc biệt năm 2025, Đại lễ Vesak LHQ được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 6/5 đến ngày 8/5 tại TP. Hồ Chí Minh.

Đại lễ Phật đản PL 2569 - DL 2025 được tổ chức từ ngày 28/4 đến hết ngày 12/5/2025. Đặc biệt năm 2025, Đại lễ Vesak LHQ được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 6/5 đến ngày 8/5 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chùa Trấn Quốc.

Chùa Trấn Quốc.

Không khí trang nghiêm trước cổng chùa Trấn Quốc.

Không khí trang nghiêm trước cổng chùa Trấn Quốc.

Đại lễ Phật đản không chỉ mang sắc màu của văn hóa, tâm linh ngàn đời nay mà còn được đông đảo quần chúng nhân dân cùng tăng ni, Phật tử mong đợi để tỏ lòng thành kính đến Đức Phật.

Đại lễ Phật đản không chỉ mang sắc màu của văn hóa, tâm linh ngàn đời nay mà còn được đông đảo quần chúng nhân dân cùng tăng ni, Phật tử mong đợi để tỏ lòng thành kính đến Đức Phật.

Việc tổ chức Đại lễ Vesak LHQ khẳng định với cộng đồng quốc tế về vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo thế giới.

Việc tổ chức Đại lễ Vesak LHQ khẳng định với cộng đồng quốc tế về vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo thế giới.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 là cơ hội để giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, đoàn kết và hòa hợp.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 là cơ hội để giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, đoàn kết và hòa hợp.

Dương Dũng

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/nhieu-chua-duong-pho-tai-ha-noi-rop-co-mung-dai-le-phat-dan-477657.html