NHIỀU CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC TRONG THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TỪ KẾ HOẠCH GIẢI TRÌNH CỦA ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH

Tại phiên họp thứ 26 khi cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận kết quả đạt được của Kiểm toán nhà nước, đồng thời đánh giá cao phiên giải trình mới đây của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về: 'Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ NSNN năm 2021'. Theo đó qua tổ chức giải trình đã làm rõ thực trạng, nguyên nhân; đồng thời cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước từ khi kế hoạch giải trình được ban hành.

Kiểm toán Nhà nước xác định nhóm nguyên nhân của chậm thực hiện kết luận, kiến nghị

Toàn cảnh phiên giải trình

Toàn cảnh phiên giải trình

Báo cáo tại phiên giải trình, Phó Tổng kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ cho biết, các kết luận, kiến nghị kiểm toán từng năm đã được Kiểm toán nhà nước (KTNN) tổng hợp báo cáo Quốc hội tại các Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm. Về cơ bản các kiến nghị của KTNN đều đã được các đơn vị tổ chức thực hiện; các kiến nghị về xử lý tài chính, xử lý khác được thực hiện bình quân khoảng 75-80% cho năm liền kề năm kiểm toán và tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo với tỷ lệ khoảng 15-20% số kiến nghị còn lại mỗi năm. Tuy nhiên, còn không ít kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, trong đó, các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với niên độ NSNN năm 2021, năm 2020 và năm 2019 trở về trước chưa thực hiện đang được KTNN theo dõi, đôn đốc (đến thời điểm 31/3/2023).

Đối với niên độ NSNN năm 2021, việc thực hiện kiến nghị xử lý tài chính và kiến nghị xử lý khác đạt tỷ lệ 42,8%. Đối với kiến nghị xử lý cơ chế chính sách có 04/270 kiến nghị kiến nghị về cơ chế chính sách đã được thực hiện; các kiến nghị còn lại đang được các đơn vị chỉ đạo, thực hiện.

Đối với niên độ NSNN năm 2020 và năm 2019 trở về trước, tính đến 31/3/2023, số kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị khác đã thực hiện đạt tỷ lệ 86,2%; trong đó số kiến nghị tăng thu, giảm chi đạt 91,9%; số kiến nghị xử lý khác đạt tỷ lệ 82,7%.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ báo cáo

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ báo cáo

Đối với niên độ NSNN năm 2019 trở về trước, trong năm 2022 và đến 31/3/2023, các đơn vị được kiểm toán đã tiếp tục thực hiện thêm được bằng 30% tổng số kiến nghị chưa thực hiện tính đến 31/12/2021.

Tính đến 31/3/2023, tổng số các kiến nghị về cơ chế, chính sách chưa được thực hiện là 433 kiến nghị. Tổng số các kiến nghị chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm chưa được thực hiện là 746 kiến nghị.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ cho biết, qua rà soát, phân tích đối với các kiến nghị xử lý tài chính, xử lý khác chưa thực hiện tính đến 31/3/2023, KTNN phân loại 04 nhóm nguyên nhân và trách nhiệm chưa thực hiện kiến nghị, với 15 nguyên nhân cụ thể. Theo đó, nhóm nguyên nhân thuộc trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán chiếm 58,5% như đơn vị chưa thực hiện các thủ tục liên quan để thực hiện kiến nghị của KTNN; đơn vị được kiểm toán chưa thực hiện kiến nghị của KTNN; đơn vị được kiểm toán gặp khó khăn về tài chính; đơn vị được kiểm toán không còn hoạt động hoặc dừng hoạt động; đơn vị báo cáo đã thực hiện nhưng chưa cung cấp đủ tài liệu, hồ sơ để KTNN xác nhận đã thực hiện; chứng từ, tài liệu hồ sơ thực hiện kiến nghị chưa đảm bảo theo quy định.

Các đại biểu tham dự phiên giải trình

Các đại biểu tham dự phiên giải trình

Nhóm nguyên nhân thuộc trách nhiệm của KTNN chiếm 2,28% như KTNN chưa kiểm tra thực hiện kiến nghị; đơn vị chưa thống nhất với kết luận, kiến nghị của KTNN và KTNN đang xem xét xử lý

Nhóm nguyên nhân chưa thực hiện do trách nhiệm của bên thứ 3 chiếm 14,3 %, gồm: Chờ phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện kiến nghị của KTNN; do nhà thầu không hợp tác, phối hợp thực hiện kiến nghị của KTNN, còn có tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc nhà thầu phá sản; chưa được bố trí vốn thanh toán, đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán để thực hiện kiến nghị của KTNN; chưa được phê duyệt quyết toán, thanh toán gói thầu, dự án làm cơ sở để thực hiện kiến nghị của KTNN. Ngoài ra còn có nhóm nguyên nhân khác như chưa đến thời điểm KTNN tổ chức kiểm tra thực hiện kiến nghị…chiếm 24,9%.

Nhiều chuyển biến trong thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước từ sau kế hoạch giải trình

Với sự tham dự của hơn 200 đại biểu, tại phiên giải trình đã tập trung làm rõ các nội dung trong công tác đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kết luận, kiến nghị thời gian vừa qua. Đây cũng là nội dung có trong các nghị quyết về phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, Quốc hội đều yêu cầu KTNN tăng cường các biện pháp kiểm tra, đôn đốc để đẩy nhanh việc thực hiện các kết luận, kiến nghị. Thực tiễn ghi nhận đã có những chuyển biến tích cực nhưng kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trao đổi về những vấn đề cần được giải trình, làm rõ

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trao đổi về những vấn đề cần được giải trình, làm rõ

Làm rõ các nội dung liên quan đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và thuộc thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn của Kiểm toán Nhà nước. Làm rõ các trường hợp mà các bộ ngành, địa phương đã kiến nghị nhiều năm nhưng chưa được Kiểm toán Nhà nước xử lý trả lời. Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các giải trình của các đơn vị khi thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Việc gửi thông báo hoặc các báo cáo kết luận, kiến nghị để địa phương theo dõi, đôn đốc thực hiện. Việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm toán để thống nhất dữ liệu, phạm vi thông tin cũng như là xây dựng cơ sở để theo dõi, triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị Kiểm toán Nhà nước.

Các đại biểu chỉ rõ còn nhiều các nội dung thuộc thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị, Ban quản lý dự án của Bộ Giao thông vận tải nhưng đến nay chưa hoàn thành nên không thực hiện được các kết luận, kiến nghị, kiểm toán kéo dài nhiều năm. Do đó, đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, các đơn vị xử lý trách nhiệm chậm trễ thực hiện các kiến nghị kiểm toán; công tác phối hợp của các cơ quan, đơn vị với các địa phương và cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề vướng mắc. Làm rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ngành trong việc chậm trễ ban tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của địa phương.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn giải trình

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn giải trình

Giải trình làm rõ vấn đề Ủy ban Tài chính, Ngân sách và các đại biểu quan tâm, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết thời gian qua việc triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN chưa đạt như mong muốn, đến nay mới đạt khoảng 80%.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn làm rõ, các kiến nghị, kết luận kiểm toán tập trung vào 3 nhóm nội dung về xử lý tài chính, trách nhiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách. Về xử lý tài chính, những năm gần đây các kiến nghị kiểm toán thực hiện mức độ tăng dần, 2022 tăng đột biến 13%, 6 tháng đầu năm 2023 triển khai hơn 60% tăng 10% so với cùng kì. Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn, có được kết quả này, một phần là nhờ có kế hoạch giải trình của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đã góp phần đôn đốc các địa phương, cơ quan thực hiện tốt hơn.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết thời gian tới, KTNN sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn nữa trách nhiệm của mình trong đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán; quyết tâm nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, đảm bảo các kiến nghị kiểm toán đưa ra rõ ràng, đúng người, đúng việc, từ đó nâng cao tỷ lệ thực hiện kiến nghị.

Cùng với đó, KTNN sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp nhằm hạn chế tối đa việc chồng chéo với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, tránh phiền hà, ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán.

Các đại biểu tham dự phiên giải trình

Các đại biểu tham dự phiên giải trình

Nâng cao trình độ của kiểm toán viên, tăng cường đạo đức công vụ, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cũng được quán triệt, thực hiện quyết liệt trong Ngành. Đặc biệt, KTNN tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, yêu cầu thực hiện đầy đủ các quy trình, chuẩn mực, các hướng dẫn của ngành, thực hiện đầy đủ các quy định của đoàn kiểm toán; quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thu thập bằng chứng, ghi nhật ký kiểm toán… Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán; thường xuyên phối hợp, trao đổi với đơn vị kiểm toán, nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận để đưa ra kết luận rõ ràng, khả thi, bảo đảm chặt chẽ quy trình thông qua kết luận kiểm toán.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu

Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của KTNN, nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, để các kiến nghị kiểm toán được thực hiện tốt hơn thì phải có sự vào cuộc của cấp ủy, người đứng đầu đơn vị.

Tổng Kiểm toán nhà nước chia sẻ, cùng với thời điểm báo cáo kiểm toán được phát hành, Tổng Kiểm toán nhà nước cũng đã thông tin đến các Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy; trong đó nêu rõ những mặt được và tồn tại, hạn chế trong việc quản lý tài chính công, tài sản công của Bộ, ngành, địa phương; chỉ rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc xảy ra thất thoát, sai sót...

Với cách làm như vậy, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… đã tổ chức họp, giao cho Ủy ban kiểm tra, Thanh tra tỉnh tiến hành rà soát, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị kiểm toán… Nhờ đó, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán đạt tỷ lệ rất cao. Tổng Kiểm toán nhà nước khẳng định người đứng đầu cấp ủy giữ vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

KTNN cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa thực hiện; nâng cao trách nhiệm giải trình, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan; đề ra các giải pháp và phối hợp với KTNN để xử lý dứt điểm các kiến nghị, kết luận còn tồn đọng; chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp chậm, kéo dài nhiều năm việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra sai phạm.

Một số hình ảnh tại phiên giải trình:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên giải trình

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên giải trình

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ đặt câu hỏi cho các Bộ, địa phương về nguyên nhân chậm thực hiện kiến nghị kiểm toán

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ đặt câu hỏi cho các Bộ, địa phương về nguyên nhân chậm thực hiện kiến nghị kiểm toán

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai nêu ý kiến tại Phiên giải trình

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai nêu ý kiến tại Phiên giải trình

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi về trách nhiệm của KTNN và các đơn vị, địa phương trong thực hiện kiến nghị kiểm toán

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi về trách nhiệm của KTNN và các đơn vị, địa phương trong thực hiện kiến nghị kiểm toán

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh cho biết qua báo cáo cho thấy có nhiều kết luận không có tính khả thi là vấn đề cần được quan tâm giải quyết và đề nghị KTNN làm rõ quan điểm về vấn đề này. Nhấn mạnh yêu cầu không để kiến nghị chồng kiến nghị qua nhiều năm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh đề nghị cần có giải pháp tổng thể từ KTNN và địa phương, cơ quan. Đồng thời đề nghị có báo cáo bổ sung làm rõ việc thực hiện các kiến nghị về hoàn thiện thể chế về ban hành văn bản quy phạm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh cho biết qua báo cáo cho thấy có nhiều kết luận không có tính khả thi là vấn đề cần được quan tâm giải quyết và đề nghị KTNN làm rõ quan điểm về vấn đề này. Nhấn mạnh yêu cầu không để kiến nghị chồng kiến nghị qua nhiều năm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh đề nghị cần có giải pháp tổng thể từ KTNN và địa phương, cơ quan. Đồng thời đề nghị có báo cáo bổ sung làm rõ việc thực hiện các kiến nghị về hoàn thiện thể chế về ban hành văn bản quy phạm.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm đánh giá cao kết luận, kiến nghị của KTNN; đồng thời khẳng định Bộ đang nỗ lực phối hợp tốt với KTNN và đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm đánh giá cao kết luận, kiến nghị của KTNN; đồng thời khẳng định Bộ đang nỗ lực phối hợp tốt với KTNN và đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, Thành phố luôn chú trọng đến việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Đối với những kiến nghị tồn đọng, lãnh đạo Thành phố đã yêu cầu các đơn vị được kiểm toán nghiêm túc thực hiện, cũng như xem xét trách nhiệm với các tập thể, cá nhân chậm trễ trong thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, Thành phố luôn chú trọng đến việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Đối với những kiến nghị tồn đọng, lãnh đạo Thành phố đã yêu cầu các đơn vị được kiểm toán nghiêm túc thực hiện, cũng như xem xét trách nhiệm với các tập thể, cá nhân chậm trễ trong thực hiện.

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi giải trình, trả lời ý kiến của các đại biểu. Cho biết thời gian qua, Thành phố thực hiện nghiêm kết luận kiện nghị kiểm toán. Qua đó, UBND Thành phố có điều chỉnh để trình Hội đồng nhân dân trong trình xây dựng dự toán ngân sách hàn năm, tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy thành lập đoàn kiểm tra về những vấn đề kiểm toán nêu. Thời gian tới, Thành phố sẽ tập trung triển khai, phân nhóm kiến nghị phải thực hiện và có khả năng thực hiện từ đó tập trung; tháo gỡ những vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền của Thành phố; đồng thời phối hợp với KTNN thống nhất danh mục các kiến nghị không thể thực hiện.

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi giải trình, trả lời ý kiến của các đại biểu. Cho biết thời gian qua, Thành phố thực hiện nghiêm kết luận kiện nghị kiểm toán. Qua đó, UBND Thành phố có điều chỉnh để trình Hội đồng nhân dân trong trình xây dựng dự toán ngân sách hàn năm, tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy thành lập đoàn kiểm tra về những vấn đề kiểm toán nêu. Thời gian tới, Thành phố sẽ tập trung triển khai, phân nhóm kiến nghị phải thực hiện và có khả năng thực hiện từ đó tập trung; tháo gỡ những vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền của Thành phố; đồng thời phối hợp với KTNN thống nhất danh mục các kiến nghị không thể thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tham gia giải trình

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tham gia giải trình

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tham gia giải trình

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tham gia giải trình

Tham gia giải trình, làm rõ vấn đề các đại biểu quan tâm, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nêu rõ công tác đôn đốc, rà soát thực hiện kiến nghị được KTNN đặc biệt quan tâm. Đối với các kiến nghị tồn đọng chưa thực hiện chủ yếu thuộc về phần trách nhiệm của các đơn vị được kiểm toán với nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan

Tham gia giải trình, làm rõ vấn đề các đại biểu quan tâm, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nêu rõ công tác đôn đốc, rà soát thực hiện kiến nghị được KTNN đặc biệt quan tâm. Đối với các kiến nghị tồn đọng chưa thực hiện chủ yếu thuộc về phần trách nhiệm của các đơn vị được kiểm toán với nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan

Phát biểu kết thúc phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh đánh giá Phiên giải trình về tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán lần đầu tiên được tổ chức, song đã mang lại hiệu ứng tích cực, có tác động mạnh mẽ đến các cơ quan, địa phương, từ đó tạo động lực để thúc đẩy việc thực hiện kiến nghị kiểm toán đạt kết quả cao trong thời gian tới.

Phát biểu kết thúc phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh đánh giá Phiên giải trình về tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán lần đầu tiên được tổ chức, song đã mang lại hiệu ứng tích cực, có tác động mạnh mẽ đến các cơ quan, địa phương, từ đó tạo động lực để thúc đẩy việc thực hiện kiến nghị kiểm toán đạt kết quả cao trong thời gian tới.

Bảo Yến - Phạm Thắng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=79743