Nhiều doanh nghiệp vùng Normandie (Pháp) mong muốn phát triển hơp tác với Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc mới đây của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng tại vùng Normandie, nhiều đại diện doanh nghiệp đã chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Pháp về mối quan tâm của họ tới thị trường Việt Nam cũng như mong muốn mở rộng hợp tác làm ăn với các đối tác Việt Nam. Sau đây là nội dung các ý kiến doanh nghiệp.

Ông David Gallienne, Đầu bếp sao Michelin, quán quân Top Chef 2020, chủ chuỗi nhà hàng khách sạn Le Jardin des Plumes

Ông David Gallienne, Đầu bếp sao Michelin, quán quân Top Chef 2020, chủ chuỗi nhà hàng khách sạn Le Jardin des Plumes. Ảnh: Đào Dũng/TTXVN

Ông David Gallienne, Đầu bếp sao Michelin, quán quân Top Chef 2020, chủ chuỗi nhà hàng khách sạn Le Jardin des Plumes. Ảnh: Đào Dũng/TTXVN

Tôi là đầu bếp đạt sao Michelin tại vùng Normandie, ở Giverny, không xa khu vườn của họa sĩ Claude Monet, đồng thời là quán quân chương trình truyền hình cuộc thi ẩm thực Top Chef của Pháp năm 2020. Sở dĩ tôi muốn chọn Việt Nam để tiếp tục mở rộng đầu tư vào các dự án phát triển quốc tế của mình là bởi vì tôi tìm thấy ở đó bản chất mà tôi rất gắn bó trong ẩm thực, đó là sự kết nối với các nguyên liệu thực vật. Ẩm thực Việt Nam theo tôi là thơm ngon nhất và đặc sắc nhất châu Á.

Hiện tại, tôi đang tìm kiếm một đối tác ở Việt Nam cho một dự án hợp tác chung, để tôi có thể dành thời gian giữa Pháp và Việt Nam, truyền đạt và chia sẻ chuyên môn của mình. Với tôi, Việt Nam là một đất nước tuyệt đẹp, là đất nước tôi yêu quý. Dù là Sa Pa, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay nơi nào khác, tôi đều sẵn lòng đón nhận các đề xuất hợp tác. Tôi cũng biết rằng dọc bờ biển phía Đông Việt Nam có rất nhiều khách sạn đang được xây dựng và phát triển, và tôi rất mong muốn hợp tác trong lĩnh vực ẩm thực khách sạn.

Ông Fabrice de Lachaise, Giám đốc xuất khẩu, công ty HAFA chuyên sản xuất các loại dầu nhớt

Ông Fabrice de Lachaise, Giám đốc xuất khẩu, công ty HAFA chuyên sản xuất các loại dầu nhớt. Ảnh: Đào Dũng/TTXVN

Ông Fabrice de Lachaise, Giám đốc xuất khẩu, công ty HAFA chuyên sản xuất các loại dầu nhớt. Ảnh: Đào Dũng/TTXVN

HAFA là một công ty sản xuất dầu nhờn thuộc vùng Normandie. Đây là một công ty gia đình, sản xuất dầu nhờn từ năm 1934 và phát triển thương hiệu HAFA từ năm 1953, với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Chúng tôi có hơn 3.000 sản phẩm khác nhau, phục vụ cho nhiều ứng dụng. Hiện tại, tôi đã gặp gỡ nhiều doanh nhân và nhà phân phối tại Việt Nam. Mặc dù chưa có thỏa thuận chính thức, nhưng tôi thấy có nhiều đối tác tiềm năng rất triển vọng. Thị trường dầu nhớt tại Việt Nam có quy mô khoảng 400.000 tấn, tương đương 2/3 thị trường Pháp, và tăng trưởng khoảng 9-10%/năm - đây là một thị trường rất tiềm năng!

Chúng tôi mong muốn tìm được đối tác phân phối, có thể theo khu vực địa lý - miền Bắc, miền Nam - hoặc theo lĩnh vực chuyên môn như công nghiệp hoặc ô tô. Đây là cơ hội lớn cho hợp tác công nghệ xanh. Việc xây dựng thương hiệu tại Việt Nam là rất quan trọng, đặc biệt đối với một công ty châu Âu có vị thế trung-cao cấp như chúng tôi. Việc này đòi hỏi thời gian và đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cần phải hiểu rõ hệ thống pháp lý và thủ tục nhập khẩu tại Việt Nam. Khi đến Việt Nam, tôi đã được giải thích phần nào về các loại thuế, giấy phép và điều kiện cần thiết để xuất khẩu. Tất cả điều này là một quy trình cần được thực hiện đầy đủ.

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp chụp lưu niệm cùng các doanh nghiệp vùng Normandie. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp chụp lưu niệm cùng các doanh nghiệp vùng Normandie. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Ông Vincent Laudat, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Normandie

Hiện tại, cán cân thương mại giữa hai nước đang nghiêng về phía Việt Nam, khoảng 14% hàng nhập khẩu đến từ Việt Nam, trong khi Normandie xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 12%, chủ yếu là nông sản-thực phẩm. Chúng tôi cũng có các chương trình hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là với những trường quản trị và kinh doanh. Ngoài ra, thành phố Le Havre của chúng tôi có quan hệ kết nghĩa với thành phố Đà Nẵng tại Việt Nam. Đây là những mối liên kết sẵn có để phát triển.

Những trao đổi này cần được củng cố vì các mối quan hệ đối tác thực sự được xây dựng trong dài hạn. Hợp tác có thể bắt đầu từ những điều rất nhỏ, nhưng sẽ phát triển dần theo thời gian. Chúng ta cần đầu tư vào sự tin tưởng và bền vững lâu dài.

Ông Manuel Le Roux, Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Caen - Normandie

Ông Manuel Le Roux, Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Caen - Normandie Ảnh: Đào Dũng/TTXVN

Ông Manuel Le Roux, Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Caen - Normandie Ảnh: Đào Dũng/TTXVN

Việc trao đổi cho phép các doanh nghiệp của chúng tôi khám phá những cơ hội tại Việt Nam, đồng thời cũng giúp phía Việt Nam hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và tiềm năng của vùng lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là về chiến lược của một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ mới, v.v. Tôi nghĩ rằng bước tiếp theo sẽ là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Pháp gặp gỡ nhau, để bắt đầu xây dựng một mối quan hệ hợp tác giữa vùng Normandie và Việt Nam vì lợi ích chung cho cả hai bên. Tôi chưa từng đến Việt Nam, nhưng tôi biết chúng ta có một lịch sử chung, lâu dài. Đây là nền tảng tốt cho hợp tác. Bản thân tôi là một doanh nhân, giám đốc công ty, và chúng tôi có một số cộng sự là người Việt Nam. Điều mà chúng tôi đánh giá cao ở họ chính là tinh thần chuyên nghiệp cao, sự kỷ luật, sự chính xác và tỉ mỉ. Tôi nghĩ rằng đó là một đặc trưng văn hóa của châu Á, với cách tiếp cận công việc đầy nghiêm túc và chính xác như vậy.

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp làm việc với các doanh nghiệp vùng Normandie. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp làm việc với các doanh nghiệp vùng Normandie. Ảnh: Thu Hà/TTXVN

Ông Charlie Delerue, Cố vấn quốc tế Business France Normandie

Đây là lần thứ ba, Pháp và Việt Nam tiếp tục xây dựng mối quan hệ kinh tế bền chặt. Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chuyến công du của phái đoàn Normandie đến Hà Nội, và hôm nay là chuyến thăm của Đại sứ Việt Nam - tất cả đều thể hiện tinh thần hợp tác này. Chúng tôi đã trao đổi về những lĩnh vực tiềm năng như năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ và các vấn đề liên quan đến giảm phát thải carbon. Đây là những lĩnh vực Normandie có thế mạnh đặc biệt.

Phần lớn các doanh nghiệp tại Normandie là doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này đôi khi gây khó khăn trong việc hướng ra xuất khẩu. Do đó, vùng Normandie sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương mở rộng sang những thị trường xa hơn như Việt Nam. Theo tôi, để thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên, cách tốt nhất là trực tiếp đến tận nơi, có những trao đổi chính trị đầu tiên như chúng ta đã có hôm nay, nhưng quan trọng hơn là phải doanh nghiệp địa phương phải đến Việt Nam để khảo sát thực tế và ngược lại. Phái đoàn Normandie đã đến Việt Nam vào tháng 4 vừa qua, trong các lĩnh vực như chế biến thực phẩm, năng lượng, để tìm hiểu những cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Chúng tôi cũng sẽ rất vui nếu có thể đón tiếp các doanh nghiệp Việt Nam hoặc sinh viên Việt Nam đến học tập tại Normandie, trong các lĩnh vực như năng lượng, y tế, nhằm hình thành mối liên kết không chỉ trong xuất nhập khẩu hàng hóa, mà còn là trao đổi về kiến thức và năng lực chuyên môn. Chúng tôi đã trao đổi về những lĩnh vực tiềm năng như năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ và các vấn đề liên quan đến giảm phát thải carbon. Đây là những lĩnh vực Normandie có thế mạnh đặc biệt".

Ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp

Ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Ảnh: Đào Dũng/TTXVN

Ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Ảnh: Đào Dũng/TTXVN

Chuyến thăm này nhằm tranh thủ những đà mới trong quan hệ hai nước sau những chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai bên, để cụ thể hóa những nội hàm của đối tác chiến lược toàn diện Việt-Pháp.

Normandie có những thế mạnh về nông nghiệp trong chăn nuôi, trồng ngũ cốc, chế biến lương thực-thực phẩm. Đặc biệt là ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân với những nhà máy điện thế hệ mới nhất - đây là lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược mà chúng ta muốn thúc đẩy hợp tác. Ở đây cũng có công nghiệp vũ trụ, hàng hải, logistics - những ngành phát triển mạnh với tiềm năng hợp tác lớn. Các đối tác Pháp rất mong muốn được đến Việt Nam để giới thiệu sản phẩm trong những lĩnh vực họ có thế mạnh.

Hy vọng với chuyến thăm này chúng ta sẽ tiếp tục phong phú thêm những hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong thời gian tới.

Nguyễn Thu Hà (TTXVN)

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/kinh-te/nhieu-doanh-nghiep-vung-normandie-phap-mong-muon-phat-trien-hop-tac-voi-viet-nam-20250721095342262.htm