Nhiều hoạt động khuyến đọc được tổ chức nhân ngày Sách Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21-4, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23-4, Thư viện Quốc gia tổ chức Ngày hội sách 2021 với chủ đề 'Sách - Sứ mệnh phát triển Văn hóa đọc', nhiều hoạt động khuyến đọc, giao lưu, giới thiệu sách sẽ được tổ chức.

Trong chuỗi hoạt động khuyến đọc, sẽ có Triển lãm “Sách - Sứ mệnh phát triển văn hóa đọc” với bốn nội dung Sách - Con đường tiếp cận tri thức, Sách - Quà tặng nuôi dưỡng tâm hồn, Kỹ năng và phương pháp đọc sách và Khơi niềm đam mê đọc sách, với khoảng 800 cuốn sách được trưng bày, giới thiệu.

Tọa đàm “Thanh niên với văn hóa đọc”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại diện đơn vị xuất bản như nhà thơ, nhà báo Hữu Việt, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng biên tập NXB Phụ nữ Việt Nam, và nhà báo Phan Đăng trong vai trò dẫn chương trình.

Ngoài các bài ngắn như những lát cắt về con người, lịch sử, văn hóa nghệ thuật… cuốn sách còn có phần Niên biểu tóm lược các mốc thời gian quan trọng, gắn với các sự kiện nổi bật của Thăng Long - Hà Nội, giúp bạn đọc dễ theo dõi và tra cứu thêm

Ngoài các bài ngắn như những lát cắt về con người, lịch sử, văn hóa nghệ thuật… cuốn sách còn có phần Niên biểu tóm lược các mốc thời gian quan trọng, gắn với các sự kiện nổi bật của Thăng Long - Hà Nội, giúp bạn đọc dễ theo dõi và tra cứu thêm

NXB Kim Đồng ra mắt hai cuốn sách mới nhất trong Tủ sách Kiến thức Di sản. Men theo dòng chảy lịch sử, hơn 300 trang sách, "Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ" đã phác họa một bức tranh sống động về văn hóa - phong tục - lịch sử - con người của Hà Nội xưa, trong những biến thiên của thời cuộc.

Viết về Thăng Long, Hà Nội vốn là đề tài quen thuộc, được khai thác qua nhiều tác phẩm và ở nhiều thể loại khác nhau. Với riêng Thăng Long Kinh Kì - Kẻ Chợ của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Huy Thắng điểm đặc biệt ở chỗ không chỉ dừng lại ở những nội dung biên soạn, tổng hợp các nguồn tư liệu về Thăng Long, Hà Nội xưa. Tác giả đã vận dụng tài tình nhiều điểm nhìn để soi chiếu một khía cạnh đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội: “chất Kinh kì” và “chất Kẻ Chợ” song hành, hội tụ ở đất và người Hà Nội. Lối viết ngắn gọn, ưu tiên đặc tả các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long trong giai đoạn từ thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XIX, đi kèm với những bình luận hóm hỉnh.

Trong khuôn khổ Ngày hội sách, cũng diễn ra các buổi giao lưu giữa tác giả với bạn đọc do các đơn vị xuất bản tổ chức, giới thiệu sách mới. Trong đó có giao lưu tác phẩm “Nữ sĩ thời gió bụi” - tác giả Lê Phương Liên, NXB Phụ nữ Việt Nam, “Sức mạnh chữa lành của tinh dầu” - Công ty Cổ phần Sách Thái Hà…

Như các Ngày hội sách trước đây, năm nay hội sách cũng dành cho các em nhỏ góc vẽ tranh qua cuộc thi vẽ tranh theo sách, góc Đọc sách cho con. Độc giả trẻ cũng có thể khám phá đọc qua công nghệ với hoạt động “Khám phá Thư viện số” Let’s Read gồm hơn 2.000 đầu sách với hơn 20 ngôn ngữ khác nhau.

Ngày hội sách còn có khu vực trưng bày những hình ảnh tư liệu về các hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc do Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện các tỉnh, thành phố, trường học trong cả nước tổ chức, với các hình ảnh hoạt động phối hợp trong lĩnh vực thư viện, các cuộc thi, liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách, đại sứ văn hóa đọc, ảnh chung tay xây dựng các tủ sách cộng đồng và các chương trình quyên góp, tặng sách… Bên cạnh đó, còn có Không gian giới thiệu Sách được tặng Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ ba.

MAI AN

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/nhieu-hoat-dong-khuyen-doc-duoc-to-chuc-nhan-ngay-sach-viet-nam-725316.html