Nhiều người phải quay xe ở cửa ngõ vào Đồng Nai vì không có 'giấy thông hành'

Trong sáng nay, nhiều người TP.HCM phải quay xe ở cửa ngõ vào Đồng Nai vì không mang theo 'giấy thông hành' là kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Từ 0h ngày 5/7, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai tại chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 đóng trên quốc lộ 1A, đoạn tiếp giáp TP.HCM, Bình Dương bắt đầu thực hiện kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính.

 Lượng chức năng đang kiểm tra "giấy thông hành COVID-19". (Ảnh: Khuất Nguyên)

Lượng chức năng đang kiểm tra "giấy thông hành COVID-19". (Ảnh: Khuất Nguyên)

Tiền xét nghiệm nhiều hơn tiền đi làm thuê

Sáng 5/7, tại chốt kiểm soát dịch trên cầu Đồng Nai (đoạn quốc lộ 1A, TP Biên Hòa) lực lượng chức năng đã bắt đầu thực hiện kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Từ 0h, ngày 5/7, tất cả các phương tiện, người lao động bắt buộc phải có giấy xét nhiệm COVID-19 âm tính mới được vào tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Từ 0h, ngày 5/7, tất cả các phương tiện, người lao động bắt buộc phải có giấy xét nhiệm COVID-19 âm tính mới được vào tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Theo đó, tất cả người lao động, các phương tiện từ TP.HCM và Bình Dương đến tỉnh Đồng Nai đều phải trình giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 7 ngày mới đủ điều kiện vào tỉnh Đồng Nai.

Sau khi xuất trình giấy xét nghiệm âm tính, người lao động, tài xế được hướng dẫn khai báo y tế, lộ trình… rồi sau đó được qua chốt tiếp tục hành trình.

Ngoài giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính, tất cả người dân đều bắt buộc phải khai báo y tế tại chốt kiểm soát dịch. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Ngoài giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính, tất cả người dân đều bắt buộc phải khai báo y tế tại chốt kiểm soát dịch. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Ghi nhận của PV VTC News, trong khoảng 2 giờ có mặt tại chốt kiểm soát đầu cầu Đồng Nai, hàng trăm phương tiện các loại lưu thông trên quốc lộ 1A. Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% trong số đó có giấy xét nghiệm âm tính, số còn lại bị lực lượng chức năng yêu cầu quay xe trở lại, không cho vào Đồng Nai.

Do không có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 nên ông Tâm đành bỏ việc quay về Sài Gòn. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Do không có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 nên ông Tâm đành bỏ việc quay về Sài Gòn. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Ông Nguyễn Hồng Tâm (ngụ tại TP.HCM) cho biết, hàng ngày ông thường xuyên từ TP.HCM về Đồng Nai làm việc, vì chưa nắm được thông báo về giấy xét nghiệm nên đành phải bỏ việc quay về Sài Gòn.

“Việc kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 theo yêu cầu bắt buộc của tỉnh Đồng Nai là hoàn toàn hợp lý trong thời gian dịch diễn biến phức tạp như này. Tuy nhiên đối với những người lao động nghèo như tôi thì 14 ngày tốn gần 1 triệu đồng để lấy giấy xét nghiệm âm tính là điều không thể. Bản thân tôi không phải không biết quy định của UBND tỉnh Đồng Nai mà thật sự tôi không có điều kiện. Số tiền bỏ ra đi xét nghiệm thậm chí còn nhiều hơn tiền tôi kiếm được trong 14 ngày lao động”, ông Tâm nói.

Ông Lê Hải Quân cho rằng, quy định "giấy thông hành COVID-19" của tỉnh Đồng Nai gây ra nhiều khó khăn cho người dân. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Ông Lê Hải Quân cho rằng, quy định "giấy thông hành COVID-19" của tỉnh Đồng Nai gây ra nhiều khó khăn cho người dân. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Cũng giống ông Tâm, ông Lê Hải Quân (ngụ tỉnh Bình Dương) cho rằng việc UBND tỉnh Đồng Nai quy định về “giấy thông hành COVID-19” đang gây ra nhiều khó khăn cho người lao động nghèo.

“Không phải người dân không chấp hành quy định phòng chống dịch của tỉnh Đồng Nai, nhưng mà quy định này phiền phức và tốn kém cho người lao động nghèo như tôi. Mỗi lần xét nghiệm tốn gần 500 nghìn đồng nhưng chỉ có thời hạn trong 7 ngày, như vậy với tôi là quá tốn kém. Còn chưa nói giấy xét nghiệm không thể khẳng định người dân có âm tính với SARS-CoV-2 tại thời điểm đó hay không”, ông Quân cho biết.

Khó kiểm soát hết các phương tiện

Cũng theo ghi nhận của PV VTC News, lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát dịch đang rất khó khăn vì tuyến đường này lưu lượng xe quá lớn trong khi lực lượng tại chốt lại chỉ gần 10 người. Do đó, việc kiểm tra “giấy thông hành COVID-19” chỉ mang tính ngẫu nhiên chứ không thể dừng toàn bộ xe lưu thông.

Do lượng xe lưu thông trên quốc lộ 1A quá lớn, nên việc kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính chỉ được thực hiện một cách ngẫu nhiên. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Do lượng xe lưu thông trên quốc lộ 1A quá lớn, nên việc kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính chỉ được thực hiện một cách ngẫu nhiên. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Theo một cán bộ tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 cho biết, trên địa bàn có hơn 10 chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào Đồng Nai. Lực lượng kiểm soát cũng đang gặp khó khăn do phương tiện lưu thông quá nhiều.

Trước đó, ngày 29/6, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 7352 về việc tiếp tục triển khai một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo văn bản, UBND tỉnh Đồng Nai khuyến khích người lao động ở Bình Dương, TP.HCM đang làm việc tại Đồng Nai sắp xếp thuê nhà trọ hoặc lưu trú tại các cơ sở lưu trú gần nơi làm việc, không đi/về hàng ngày giữa các địa phương đang có dịch để phòng ngừa, ngăn chặn việc lây nhiễm trong công ty, xí nghiệp.

Trên địa bàn có hơn 10 chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào Đồng Nai. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Trên địa bàn có hơn 10 chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào Đồng Nai. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Đối với các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nếu đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có thể bố trí cho công nhân, người lao động tạm lưu trú tại công ty để phòng dịch.

Đồng Nai yêu cầu tất cả công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh lập các tổ an toàn COVID-19 trong doanh nghiệp và ở từng phân xưởng sản xuất; xây dựng kế hoạch và cam kết với địa phương bảo đảm an toàn phòng chống dịch trong công ty, cơ sở sản xuất; yêu cầu người lao động đăng ký cam kết tuân thủ nghiêm việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Nhiều người dân tỏ ra lúng túng trong ngày đầu thực hiện quy định "giấy thông hành COVID-19" của tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Nhiều người dân tỏ ra lúng túng trong ngày đầu thực hiện quy định "giấy thông hành COVID-19" của tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Đặc biệt, đối với những người từ TP.HCM, Bình Dương không sắp xếp ở lại gần nơi làm việc, phải đi, về/đến Đồng Nai hàng ngày thì phải có giấy kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày từ ngày có kết quả xét nghiệm. Thời gian thực hiện từ 0h ngày 5/7 cho đến khi có thông báo mới.

"Giấy thông hành COVID-19" được xem là một trong những giải pháp "cứng rắn" mà Đồng Nai áp dụng nhằm ngăn chặn dịch lây lan và bùng phát dịch. (Ảnh: Khuất Nguyên)

"Giấy thông hành COVID-19" được xem là một trong những giải pháp "cứng rắn" mà Đồng Nai áp dụng nhằm ngăn chặn dịch lây lan và bùng phát dịch. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Đối với người và phương tiện vận chuyển từ TP.HCM, Bình Dương đến các tỉnh, thành khác có hành trình đi ngang qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, yêu cầu phải khai báo y tế, hành trình nơi đi/đến và cam kết không được dừng đỗ, ăn uống, tập trung đông người dọc đường tại các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đối với phương tiện vận tải hàng hóa và người đi cùng với phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh, thành thực hiện đúng theo nội dung quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và UBND tỉnh Đồng Nai.

KHUẤT NGUYÊN

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nhieu-nguoi-phai-quay-xe-o-cua-ngo-vao-dong-nai-vi-khong-co-giay-thong-hanh-ar622307.html