Nhiều người trẻ bị đột quỵ chỉ vì đau đầu, mất ngủ
Căng thẳng liên tục, đau đầu, mất ngủ thường xuyên, thiếu máu lên não… là những lý do dẫn đến đột quỵ mà nhiều người trẻ không hay biết.
“Điểm mặt” các yếu tố khiến đột quỵ trẻ hóa
Những thập niên trước, người ta quan niệm đột quỵ là bệnh chỉ xảy ra ở người già. Nhưng với nhịp sống hiện đại ngày nay, đột quỵ đang dần trẻ hóa. Nhiều người đang ở trạng thái bình thường, bỗng dưng đổ gục và khởi phát cơn đột quỵ khi tuổi mới chớm 30 - 40.
Một số thống kê tại nước ta gần đây cho thấy, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao hơn nữ giới 4 lần. Báo cáo đăng trên Tạp chí Đột quỵ cho thấy, có khoảng 10 - 15% bệnh nhân đột quỵ nằm trong độ tuổi từ 18 - 50.
Theo chuyên gia Nguyễn Văn Liệu (Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn đột ngột hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não.
Tuy nhiên, đây lại là kết quả của nhiều yếu tố nguy cơ diễn tiến âm thầm, kéo dài trước đó như: đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thường xuyên căng thẳng, áp lực trong công việc, lối sống thiếu lành mạnh… Những yếu tố này thường xảy ra ở người trẻ tuổi.
Làm rõ hơn các yếu tố này, chuyên gia Nguyễn Văn Liệu phân tích, khi cơ thể stress kéo dài, đau đầu thường xuyên, mất ngủ liên tục, thói quen sống thiếu khoa học…; cơ thể sẽ sản sinh nhiều gốc tự do làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, phát triển các mảng xơ vữa và cục huyết khối, khiến lòng mạch thu hẹp và cản trở máu đến não.
Thời gian bị tắc nghẽn càng lâu, tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ càng trở nên suy yếu hoặc chết đi, dẫn đến cơn đột quỵ.
Điều đáng lo ngại là hầu hết các ca đột quỵ ở người trẻ không có triệu chứng báo trước, dẫn đến nhập viện trễ, tăng nguy cơ tử vong.
Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều di chứng nặng nề như liệt, vận động yếu, nói khó, giảm thị lực, rối loạn cảm xúc…
Chống gốc tự do, hoạt huyết não giúp ngăn đột quỵ đến sớm
Theo các chuyên gia, gốc tự do gia tăng gây co mạch, gây thiếu máu lên não, khởi phát cơn đau đầu, mất ngủ ở người trẻ. Nếu không kịp thời chống gốc tự do, điều hòa máu não, cải thiện giấc ngủ, đẩy lùi đau đầu từ sớm sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Do đó, để bảo vệ cơ thể khỏi mối nguy đột quỵ, cần thay đổi lối sống tích cực kết hợp cung cấp dưỡng chất thiết yếu để chống gốc tự do, điều hòa máu não, bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện đau đầu, mất ngủ càng sớm càng tốt.
Chuyên gia Nguyễn Văn Liệu cho biết, nhờ quá trình nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra bộ đôi hoạt chất sinh học Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry (việt quất) có cấu trúc phân tử nhỏ nên dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa gốc tự do. Đồng thời, các chất này còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, góp phần ngăn chặn hình thành xơ vữa mạch máu và huyết khối, khơi thông dòng máu lên não.
Đồng thời, hoạt chất Bilobalide trong Ginkgo Biloba (bạch quả) cũng được chứng minh khả năng làm tăng tính thấm hàng rào máu não, giúp các dưỡng chất đặc hiệu từ Blueberry tiến vào não nhanh hơn.
Sự kết hợp giữa Blueberry và Ginkgo Biloba đem lại hiệu quả hiệp đồng chống gốc tự do ưu việt, hoạt huyết não tốt hơn, giúp giảm đau đầu, cải thiện mất ngủ, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ từ gốc.
Ngoài ra, để phòng ngừa đột quỵ, người trẻ cũng cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực: Ngủ sớm, ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ, không lạm dụng rượu bia, cai thuốc lá; tập luyện thể dục ít nhất 30 phút/lần mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày/tuần; có kế hoạch giải tỏa stress khi bị căng thẳng, lo âu quá mức…