Nhiều người trẻ căng thẳng khi nghĩ tới loạt câu hỏi khó đỡ ngày Tết
Năm 2023 đang dần khép lại, ngoài việc gấp rút hoàn thành deadline, chạy KPI, nhiều người trẻ còn tìm cách giải tỏa căng thẳng, chuẩn bị tâm lý để đối mặt với hàng loạt câu hỏi khó từ họ hàng trong dịp Tết sắp tới.
Làm cả năm chưa xong to do list
New year’s resolutions (kế hoạch năm mới) là trào lưu khá phổ biến với nhiều người, đặc biệt là người trẻ. Việc đặt ra các mục tiêu cho năm mới. Từ mua nhà, mua xe, có người yêu, học thêm ngoại ngữ hay đến những việc nhỏ hơn như giảm cân, đi du lịch,… đều được đưa vào to do list để cố gắng. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại trở thành áp lực, căng thẳng với nhiều người khi đến cuối năm nhìn lại mọi thứ vẫn đang dang dở.
Lưu Quỳnh Giang (28 tuổi) làm việc tại một doanh nghiệp cung cấp nhân sự cho biết những ngày cuối năm này cô ngụp lặn trong các giấy tờ, kế hoạch, báo cáo. “Hầu như ngày nào mình cũng làm việc tới 8 – 9h tối. Vì quá bận và gặp nhiều áp lực trong công việc nên đến giờ nhìn lại, mình mới thấy có nhiều mục tiêu chưa thể hoàn thành kịp trong năm nay”, Giang kể.
Cô nàng hunter hài hước thổ lộ: “Tết này vẫn giống Tết xưa, vẫn còn bị ế vẫn chưa có bồ. Mình tuyển người tài cho đối tác thì rất tốt, ngược lại tìm một nửa cho mình thì lại không xong. Sắp tết rồi đành “hẹn” lại năm sau vậy. Mình sẽ cố gắng đi camping cùng bạn bè 1 buổi trước khi về quê ăn Tết để hạng mục này xong trong year end checklist, cũng là để giải tỏa căng thẳng sau 1 năm khó khăn, vất vả”.
Với Thảo Vy (23 tuổi) đang làm kế toán lại may mắn hơn. Nhìn thấy tình hình kinh tế liên tục khó khăn nên mục tiêu lớn nhất của cô đặt ra sau khi tốt nghiệp sẽ có một công việc ổn định. Hiện tại Vy đã đạt được điều này. Có thể nói, đây là một trong những dấu mốc đặc biệt nhất trong năm với cô.
“Mục tiêu có việc làm, tiết kiệm được 1 khoản tiền nhỏ cơ bản mình đã đạt được. Tuy nhiên ở môi trường mới, mình lại có thêm những dự định phát triển kỹ năng, nỗ lực thăng tiến. Mặc dù mục tiêu do mình đặt ra nhưng càng về cuối năm mình càng thấy căng thẳng, áp lực bởi nhìn đi nhìn lại cái gì cũng thấy khó khăn, dang dở”, Thảo Vy chia sẻ.
Không đặt quá nhiều mục tiêu to lớn, Hoàng Long (28 tuổi) đang làm chuyên viên lập trình đặt ra mục tiêu cho bản thân là giảm cân và có người yêu. Tuy nhiên, đã ở những ngày cuối cùng của năm dương lịch, anh cho hay to do list mới chỉ thực hiện được 50% là giảm cân. “Người yêu thì thôi đành nợ, sang năm tính tiếp vậy”, Long cười nói.
Tìm cách để giải tỏa căng thẳng trước 1001 câu hỏi Tết nào cũng nghe
Trên các hội nhóm mạng xã hội, người trẻ rần rần chia sẻ những cách ứng phó với các câu hỏi “khó đỡ” từ họ hàng, làng xóm kiểu: “Tết năm nay được thưởng bao nhiêu?”, “Mang được nhiều tiền về không?”, “Khi nào cho bác ăn cỗ?” “Có bạn trai chưa?”, “Sao chưa mua xe đi Tết cho đỡ cực”… đã quá quen thuộc và nghe đến mức gây căng thẳng, mệt mỏi.
Từ vài năm trước, đi làm xa nhà cả năm, Tết về gặp họ hàng, chưa kịp hỏi thăm nhau sức khỏe Quỳnh Giang đã bị tấn công tới tấp từ họ hàng, láng giềng: “Thế nào, mang về cho mẹ được bao nhiêu tiền? Sắp lấy chồng chưa? Già rồi đấy!” khiến cô nàng bối rối, mệt mỏi.
"Bố mẹ mình chẳng bao giờ giao "chỉ tiêu", nhưng họ hàng, làng xóm thì đã lo giùm cho mình rồi”, Giang hài hước nói.
Nữ hunter tâm sự thêm: “Ngày Tết, mình chỉ muốn cùng mẹ thong dong đi chợ, mua vài chậu hoa, cây đào, thêm vài thùng Trà Xanh Không Độ trữ sẵn trong nhà để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi ngày Tết. Rảnh rỗi hơn thì mình tụ tập cùng bạn bè tranh thủ đi chơi, check-in đâu đó tại mấy điểm du lịch ở quê để giải nhiệt cuộc sống và có trải nghiệm hơn về quê hương của mình”.
Cũng gặp tình trạng tương tự bởi mấy Tết liền chưa dẫn bạn gái về ra mắt, Hoàng Long thường xuyên bị “dòng họ” nhắc nhở chuyện lấy vợ khiến anh chàng cảm thấy căng thẳng, mất sự riêng tư.
Anh Long kể, có những lúc nghe thấy mọi người bàn luận về ai đó bằng tuổi mình đã có nhà cao cửa rộng, xe mới xịn sò, thưởng Tết vài chục triệu,... cũng khiến anh cảm thấy căng thẳng, thất vọng bản thân không bằng người khác. Đặc biệt là khi Tết cận kề, những sự so sánh ấy lại ngày càng tăng thêm.
“Tết về mình chỉ muốn ở nhà cùng ba mẹ, dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ Tết và uống trà giải tỏa căng thẳng trước những câu hỏi khó đỡ của họ hàng, bà con lối xóm hay những áp lực đồng trang lứa để vui vẻ chào đón năm mới”, Long tâm sự.
Vào mùa Tết, người trẻ không chỉ chịu áp lực, căng thẳng bởi “nạn” deadline, hoàn thành công việc trước khi nghỉ Tết mà còn phải lo lắng về tiền bạc, đi lại, chi tiêu, quà cáp và vô số những câu hỏi Tết nào cũng phải nghe từ người thân, họ hàng khiến ngày Tết kém vui.
Trong những ngày cuối năm này, cũng có nhiều người trẻ đang tìm cách sống chậm lại hơn để giải tỏa căng thẳng. Sau những giờ căng mình làm việc, họ hòa mình vào thiên nhiên, thư thái thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ để giải nhiệt cuộc sống dịp cuối năm và sẵn sàng chào đón một năm mới hạnh phúc, nhiều may mắn và thành công hơn.