Nhiều nguy cơ bệnh tật của người mắc béo phì

Theo các bác sỹ, thừa cân béo phì có nguyên nhân quan trọng từ bộ gene di truyền của mỗi người. Vậy nên việc kiểm soát cân nặng và giảm béo không đơn thuần chỉ là giảm ăn và tăng vận động.

Nhiều người ăn ít vẫn béo hơn một số người ăn nhiều hoặc tập luyện cường độ cao, ăn uống khắt khe cũng khó giảm cân, giảm mỡ. Hiện nay, đa số người dân rất bận rộn, nhiều người không thể thực hiện những bữa ăn chuẩn dinh dưỡng hay tập thể dục đều đặn. Do đó, nhu cầu điều trị thừa cân, béo phì đơn giản, hiệu quả, an toàn rất lớn.

Theo các bác sỹ thừa cân béo phì có nguyên nhân quan trọng từ bộ gene di truyền của mỗi người. Kiểm soát cân nặng và giảm béo không đơn thuần chỉ là giảm ăn và tăng vận động.

Theo các bác sỹ thừa cân béo phì có nguyên nhân quan trọng từ bộ gene di truyền của mỗi người. Kiểm soát cân nặng và giảm béo không đơn thuần chỉ là giảm ăn và tăng vận động.

Thực tế hiện nay, các cơ sở điều trị cho người thừa cân, béo phì khá nhiều nhưng thường riêng lẻ ở từng khoa như khoa nội tiết, khoa dinh dưỡng, phòng tập gym, thậm chí thẩm mỹ viện hút mỡ, tiêm hủy mỡ, phẫu thuật cắt mỡ…, nhưng không mang lại hiệu quả bền vững và đôi khi thiếu an toàn, nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng.

Chưa kể, việc giảm cân không đồng thời với giảm mỡ, đặc biệt mỡ nội tạng, do không tác động tận gốc đến cơ chế hình thành và tiêu hủy mỡ trong cơ thể.

Đây chính là thách thức lớn trong điều trị bệnh béo phì mà hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã quyết tâm tìm kiếm các giải pháp, xây dựng mô hình phối hợp toàn diện, đa mô thức của nhiều chuyên khoa trong một mục tiêu chung.

Được biết, hiện gần 1/5 dân số Việt Nam (19,5%) thừa cân, trong đó 2,1% trường hợp béo phì. Tỷ lệ gia tăng béo phì hàng năm ở nước ta là 38%, so với mức 10% - 20% của các nước Đông Nam Á. Riêng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2024 có 66.781 lượt khách đến khám ghi nhận thừa cân và 86.949 lượt khách ghi nhận béo phì.

Người bệnh béo phì đối diện nguy cơ mắc một hay nhiều bệnh cùng lúc. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, BMI hơn 30 ghi nhận 52% viêm khớp gối, 51% tăng huyết áp, 40% ngưng thở khi ngủ, 35% triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), 29% gan nhiễm mỡ không do rượu, 21% nhồi máu cơ tim, 21% đái tháo đường, 19% trầm cảm nặng, 9% hội chứng buồng trứng đa nang, 8% thiếu máu cục bộ, 3,5% suy tim sung huyết, 3% đột quỵ, tăng nguy cơ ung thư…

Béo phì là bệnh mạn tính, là đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng đến xã hội. Bệnh béo phì không chỉ do chế độ ăn, ít vận động mà còn do gene di truyền hay nhiều bệnh tiềm ẩn gây ra như rối loạn chuyển hóa, suy giáp, bệnh nội tiết… khiến cơ thể biến đổi, rối loạn các chu trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và tích trữ chất béo.

Thực tế thăm khám cũng cho thấy không ít người mất niềm tin vào điều trị thừa cân do trước đó đã mất thời gian và tiền bạc ở các cơ sở điều trị không hiệu quả, thậm chí nguy hiểm tính mạng, dẫn tới nhiều biến chứng như suy gan, suy thận, suy nhược cơ thể…

Việc kiểm soát cân nặng và điều trị béo phì không đơn thuần là hạn chế ăn uống và tăng cường tập thể dục như mọi người thường nghĩ. Để kiểm soát tốt cân nặng và giảm cân phải có một mô hình điều trị đa mô thức có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa.

PGS-TS.Trần Quang Bính, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì mới ra đời tại đây không chỉ là một phần của hệ thống khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mà còn là hình mẫu cho sự hoàn thiện và đổi mới trong tổ chức khám chữa bệnh.

Các chuyên gia không chỉ điều trị một triệu chứng hay một bệnh lý mà điều trị tổng thể, toàn diện, chuyên sâu các nguyên nhân gây bệnh cũng như những yếu tố thúc đẩy gia tăng các bệnh nguy hiểm.

Trung tâm ra đời là một quyết định kịp thời, với sứ mệnh giúp người thừa cân béo phì có cuộc sống mới tốt hơn, góp phần kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở Việt Nam.

Từ đó, giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, nội tiết, thận tiết niệu, vô sinh… Trung tâm luôn đặt mục tiêu chăm sóc và điều trị người thừa cân béo phì bằng phương pháp khoa học, được Bộ Y tế chính thức đưa vào phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện các chiến dịch giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức của xã hội về bệnh béo phì.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/nhieu-nguy-co-benh-tat-cua-nguoi-mac-beo-phi-d225261.html