Người bệnh động kinh có nên tập dục?
Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp, … Đó là những câu hỏi mà bệnh nhân động kinh cũng như người nhà luôn quan tâm và cần phải giải đáp thắc mắc.
Động kinh là một bệnh lý mạn tính với biểu hiện là những cơn co giật lặp đi lặp lại, xảy ra bất ngờ do những đợt hoạt động điện kịch phát ở các tế bào thần kinh của não. Cơn động kinh có thể là cơn cục bộ hoặc cơn toàn thể, kéo dài một vài giây, những cơn mạnh hơn có thể kéo dài đến vài phút.
NỘI DUNG:
3. Một số điều người bệnh động kinh cần đặc biệt lưu ý khi tập luyện
3.1 Những môn thể thao không nên tập luyện ở người bệnh động kinh
Trong cơn bệnh nhân, không đáp ứng với kích thích xung quanh, kèm theo biểu hiện đau đầu sau cơn động kinh, nôn, ý thức rối loạn, có thể có cả biểu hiện loạn thần.
Người bệnh động kinh khi biểu hiện bệnh rất nguy hiểm bởi có thể gây ra những hậu quả như ngã gây chấn thương sọ não, bỏng nếu bệnh nhân làm việc gần lửa, gãy chân...
Vậy người bệnh động kinh có tập luyện thể dục thể thao được hay không? Nên tập luyện như thế nào?
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh động kinh
Tập luyện có vai trò rất tốt đối với người bệnh động kinh. Một số nghiên cứu cho thấy tập luyện có thể giúp giảm các tế bào bị mất chức năng hoặc bị chết ở bệnh nhân động kinh.
Những bệnh nhân động kinh tập luyện thể dục thường xuyên những môn như aerobic, yoga...có tỉ lệ kiểm soát cơn động kinh tốt hơn. Tập luyện không phải là yếu tố để làm bùng phát cơn động kinh. Tập luyện giúp người bệnh động kinh có sức khỏe tốt hơn.
Việc tập luyện ở người bệnh động kinh không chỉ tốt với bệnh động kinh mà còn tốt với những bệnh lý cơ thể kết hợp. Người bệnh động kinh thường hay có những vấn đề rối loạn về tâm thần như loạn thần, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách…
Tỉ lệ bệnh nhân động kinh có ý tưởng tự sát cao hơn quần thể bình thường, trầm cảm là rối loạn cảm xúc thường gặp nhất, những vấn đề tâm lý bệnh nhân có thể gặp là stress và lo âu.
Những rối loạn tâm thần ở bệnh nhân động kinh xuất phát từ mối liên quan về bệnh học thần kinh, những yếu tố y sinh, cơ chế về tâm lý xã hội.
Việc tập luyện thể dục và vận động giúp người bệnh động kinh giảm bớt stress căng thẳng, tái hòa nhập cộng đồng, giảm bớt sự kỳ thị với người bệnh động kinh, cải thiện trạng thái tâm thần, giảm bớt trạng thái mất ngủ, mệt mỏi.
Người bệnh sẽ đối phó với tình trạng stress tốt hơn, hạn chế được các cơn động kinh khởi phát do căng thẳng stress.
Ngoài ra, béo phì là một tình trạng thường gặp ở bệnh nhân động kinh làm cho người bệnh mất tự tin, chỉ số BMI của bệnh nhân động kinh thường cao hơn người bình thường.
Việc thừa cân là hậu quả thứ phát do sử dụng thuốc và quan niệm rằng vận động có thể gây ra cơn động kinh nên người bệnh thường ngồi nhiều. Thực tế vận động ở bệnh nhân động kinh có tác dụng làm giảm cân, ngăn ngừa đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì và các bệnh lý mạch tim mạch ở bệnh nhân động kinh.
Hơn nữa, chuyển hóa vitamin D và loãng xương thường gặp ở bệnh nhân động kinh. Việc sử dụng thuốc chống động kinh gây ảnh hưởng đến mật độ xương. Tập luyện kết hợp với bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương ở bệnh nhân động kinh.
2. Bài tập tốt cho người bệnh động kinh
Những người mắc bệnh động kinh được khuyên nên tập luyện để đạt được sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên cần lựa chọn bài tập phù hợp để đảm bảo tốt cho sức khỏe, không làm khởi phát cơn động kinh và phòng ngừa được cơn động kinh, giúp người bệnh hòa đồng với cuộc sống bên ngoài.
Đi bộ
Đi bộ là một hoạt động vận động dễ dàng và không đòi hỏi một dụng cụ gì đặc biệt ngoài đôi giày. Nó giúp người tập luyện đạt được sức khỏe tốt. Đi bộ nhanh mỗi ngày khoảng 30 đến 60 phút giúp người bệnh bảo vệ phổi và tim, đồng thời kiểm soát cân nặng.
Những bệnh nhân bị động kinh thường có nguy cơ béo phì và có các bệnh lý về tim mạch cũng như bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Bằng các dụng cụ đếm bước đi như smartphone hay smartwatches, mỗi người nên đi bộ khoảng 10 đến 20 nghìn bước mỗi ngày.
Bóng rổ
Chơi bóng rổ là một môn thể thao tốt cho tim và phổi. Những bệnh nhân động kinh kiểm soát được cơn có thể chơi môn thể thao này. Tuy nhiên người bệnh cũng cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ và đeo các đồ bảo vệ như mũ bảo hiểm để tránh chấn thương sọ não có thể dẫn đến làm nặng thêm bệnh động kinh.
Bóng chuyền và tennis
Đây là hai môn thể thao tốt cho tim phổi và giảm cân, nguy cơ gây ra chấn thương vào đầu là rất thấp, đặc biệt có giá trị nếu người bệnh đã có tiền sử chấn thương sọ não gây ra bởi cơn động kinh.
Yoga
Yoga là một môn kết hợp giữa kéo giãn cơ thể và thiền. Tập luyện yoga không chỉ làm tăng sức khỏe và sự linh hoạt, nhanh nhẹn, có tác dụng làm giảm stress. Stress thường xuyên là một yếu tố có thể làm bùng phát cơn động kinh. Vì vậy tập yoga tốt cho bệnh nhân động kinh trong phòng tái phát cơn.
Những bài tập rèn luyện sức mạnh
Đây là những bài tập làm tăng cơ, không chỉ giúp người bệnh khỏe mạnh mà còn duy trì cân nặng lý tưởng. Người bệnh động kinh có thể sử dụng các máy tập hoặc những dụng cụ tập, hay những dây band để tập luyện dưới sự giám sát, chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ hoặc chuyên gia vận động trị liệu.
Người bệnh cũng có thể tập các bài như chống đẩy, gập bụng. Nhưng một điều cần lưu ý là khi tập các bài tập nặng, người bệnh nên ở chỗ đông người phòng khi có cơn động kinh xảy ra.
Với người bệnh động kinh, vấn đề cơ bản để có một cuộc sống khỏe mạnh là tìm ra được những bài tập vận động phù hợp với bản thân.
3. Một số điều người bệnh động kinh cần đặc biệt lưu ý khi tập luyện
Mặc dù tập luyện đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh động kinh, giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa các cơn động kinh tái phát. Tuy nhiên, người bệnh cần được tư vấn về tập luyện bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia về vận động trị liệu.
Người bệnh cần tập đúng phương pháp để không gây nguy hiểm cho bản thân trong quá trình tập, cũng như cần chọn lựa hình thức, bài tập, cường độ vận động phù hợp với bản thân nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tập luyện.
3.1 Những môn thể thao không nên tập luyện ở người bệnh động kinh
Những môn thể thao dưới nước như bơi, lặn được khuyên là không nên tập luyện đối với người bệnh động kinh. Nếu có tham gia những môn bơi lội hay thể thao dưới nước cần có sự giám sát của những người được đào tạo chuyên nghiệp, và cần thường xuyên mặc áo phao. Những môn thể thao đối kháng như boxing người bệnh động kinh cũng không nên tham gia.
Những môn thể thao ở độ cao hay đua xe đạp, moto người bệnh động kinh thận trọng khi tham gia, cần đội mũ bảo hiểm và các phương tiện bảo hộ khác.
Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-benh-dong-kinh-co-nen-tap-duc-16924091909521775.htm