Nhiều nhà dân ven sông Hồng ngập trong 'biển' nước do thủy điện xả lũ

Gần 1 tháng nay kể từ khi thủy điện xã lũ, cuộc sống của người dân sinh sống ven sông Hồng (Hà Nội) và khu vực bãi giữa (dưới chân cầu Long Biên) bị ảnh hưởng.

Khu vực bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) vốn là nơi sinh sống và trồng trọt của nhiều hộ dân suốt nhiều năm qua. Theo phản ánh của người dân, những ngày qua, khi hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả lũ, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao khiến nhiều căn nhà tạm, hoa màu của người dân bị ngập úng. Không chỉ vậy, nước lũ dâng cao cũng khiến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người dân tại đây bị đảo lộn.

Ghi nhận của Báo Sức khỏe và Đời sống sáng 9/8 cho thấy, hàng loạt căn nhà ven sông Hồng, khu vực bãi nổi bị ngập sâu; nhiều căn nhà tạm ngập tới gác mái.

VIDEO: Người dân sinh sống tại bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) gặp khó khăn trong sinh hoạt khi nước lũ dâng cao.

Một vài căn nhà tạm bị nước ngập tới mái.

Một vài căn nhà tạm bị nước ngập tới mái.

Theo người dân cho biết, gần 1 tháng nay khi các đập thủy điện phía Tây Bắc xả lũ thì mực nước sông Hồng dâng cao, gây ngập lụt tại nhiều khu dân cư dưới chân cầu Long Biên và bãi giữa sông Hồng. Tuy nhiên, kể từ khi thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ 4 thì mực nước lũ càng dâng cao hơn.

Một người dân trên căn nhà nổi ngắm nhìn nước lũ dâng cao.

Một người dân trên căn nhà nổi ngắm nhìn nước lũ dâng cao.

Ông Sơn - một người dân sinh sống ở khu vực gần cầu Long Biên cho biết, năm nào thủy điện xả lũ thì tình trạng ngập cũng xảy ra. Tuy nhiên, ông Sơn cũng nhận định, lũ năm nay cao hơn so với mọi năm.

Ông Sơn - một người dân sinh sống ở khu vực gần cầu Long Biên cho biết, năm nào thủy điện xả lũ thì tình trạng ngập cũng xảy ra. Tuy nhiên, ông Sơn cũng nhận định, lũ năm nay cao hơn so với mọi năm.

Khu vực bãi vui chơi cho trẻ nhỏ dưới chân cầu Long Biên cũng bị nhấn chìm bởi nước lũ.

Khu vực bãi vui chơi cho trẻ nhỏ dưới chân cầu Long Biên cũng bị nhấn chìm bởi nước lũ.

Ông Sơn và nhiều người dân phải di chuyển đồ đạc lên chỗ cao hơn.

Ông Sơn và nhiều người dân phải di chuyển đồ đạc lên chỗ cao hơn.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Mai Sơn (56 tuổi, phường Ngọc Thụy, Long Biên) cho biết: "Năm nay nước dâng cao hơn khiến nhà của tôi nay bị chìm sâu trong nước nên giờ phải lập một lán tạm thời trên bờ, đợi hết ngập thì mới quay trở lại sinh sống".

Chỉ tay ra khu vực sân vui chơi, tập thể dục, ông Nguyễn Mai Sơn cho hay, trước đây khu vực này là sân tập luyện, bơi lội của xóm nhưng giờ nước dâng lên cao, các máy tập hay khu vực bơi đã bị chìm trong nước.

Người dân đã lường trước được nguy cơ ngập lụt nên có sự chuẩn bị từ trước mỗi mùa thủy điện xả lũ.

Người dân đã lường trước được nguy cơ ngập lụt nên có sự chuẩn bị từ trước mỗi mùa thủy điện xả lũ.

Bà Nguyễn Thị Hoa cho biết, hiện chiếc thuyền nhỏ trở thành phương tiện di chuyển.

Bà Nguyễn Thị Hoa cho biết, hiện chiếc thuyền nhỏ trở thành phương tiện di chuyển.

Bà Nguyễn Thị Hoa (78 tuổi, xóm Phao, Phường Ngọc Thụy, Long Biên) chia sẻ: "Hằng ngày để di chuyển lên bờ mưu sinh, tôi phải nhờ đứa cháu dùng thuyền đưa qua khu vực bị ngập. Năm nay nước lũ dâng cao hơn so với nhiều năm gần đây khiến cuộc sống, sinh hoạt của chúng tôi bị ảnh hưởng".

Đồ dùng sinh hoạt được người dân đưa lên cao tránh ngập.

Đồ dùng sinh hoạt được người dân đưa lên cao tránh ngập.

Video đang được quan tâm:

Xuất hiện 3 ổ dịch bệnh dại ở Sóc Sơn khiến 10 người bị phơi nhiễm | SKĐS

Vũ Hồng Hải

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhieu-nha-dan-ven-song-hong-ngap-trong-bien-nuoc-do-thuy-dien-xa-lu-169240809154839832.htm