Nhiều phụ nữ gia nhập đội bóc vỏ keo thuê để kiếm tiền

Những lúc nông nhàn, nhiều phụ nữ gia nhập các đội bóc vỏ keo thuê để kiếm tiền. Công việc vất vả, thù lao không cao nhưng giúp họ có thêm một khoản tiền không nhỏ để trang trải cuộc sống gia đình.

Những ngày cuối năm, dọc tuyến quốc lộ 48 từ huyện Quỳnh Lưu lên huyện Quế Phong (Nghệ An) luôn tấp nập cảnh người dân thu hoạch rừng keo bán sau nhiều năm trồng và chăm sóc. Thu hoạch keo ngoài mang lại thu nhập lớn cho chủ rừng còn tạo công ăn việc làm và thu nhập phụ cho lao động phổ thông huyện miền núi, đặc biệt là những lúc mùa màng đã hết.

Những ngày cuối năm, dọc tuyến quốc lộ 48 từ huyện Quỳnh Lưu lên huyện Quế Phong (Nghệ An) luôn tấp nập cảnh người dân thu hoạch rừng keo bán sau nhiều năm trồng và chăm sóc. Thu hoạch keo ngoài mang lại thu nhập lớn cho chủ rừng còn tạo công ăn việc làm và thu nhập phụ cho lao động phổ thông huyện miền núi, đặc biệt là những lúc mùa màng đã hết.

Thông thường, những người làm nghề bốc vác keo thuê đi theo từng nhóm từ 5-10 người tùy diện tích rừng hoặc hình thức làm. Khi nhận việc, mỗi người được phân công từng công việc cụ thể như chặt keo, bóc vỏ keo, tỉa cành, bốc vác đến điểm tập kết...

Thông thường, những người làm nghề bốc vác keo thuê đi theo từng nhóm từ 5-10 người tùy diện tích rừng hoặc hình thức làm. Khi nhận việc, mỗi người được phân công từng công việc cụ thể như chặt keo, bóc vỏ keo, tỉa cành, bốc vác đến điểm tập kết...

Để thuận tiện cho việc thu hoạch, những người làm thuê sẽ bóc vỏ khi cây chưa được chặt xuống.

Để thuận tiện cho việc thu hoạch, những người làm thuê sẽ bóc vỏ khi cây chưa được chặt xuống.

Dụng cụ bóc vỏ keo được các lao động tự chế từ cây đinh sắt dài chừng 10 cm gắn vào một đoạn sắt để dễ cầm nắm và bóc vỏ.

Dụng cụ bóc vỏ keo được các lao động tự chế từ cây đinh sắt dài chừng 10 cm gắn vào một đoạn sắt để dễ cầm nắm và bóc vỏ.

Có nhiều năm làm nghề bóc và bốc vác keo thuê, chị Nguyễn Thị Lan (trú thị xã Thái Hòa, Nghệ An) cho biết rừng keo thu hoạch quanh năm nhưng vẫn nhộn nhịp nhất là từ tháng 7 đến tháng 12. Mỗi khi hết mùa màng đồng ruộng, chị Lan lại xin đi theo các nhóm để bóc keo thuê kiếm tiền. Công việc vất vả nhưng giúp chị Lan kiếm được thêm một khoản tiền để trang trải cuộc sống.

Có nhiều năm làm nghề bóc và bốc vác keo thuê, chị Nguyễn Thị Lan (trú thị xã Thái Hòa, Nghệ An) cho biết rừng keo thu hoạch quanh năm nhưng vẫn nhộn nhịp nhất là từ tháng 7 đến tháng 12. Mỗi khi hết mùa màng đồng ruộng, chị Lan lại xin đi theo các nhóm để bóc keo thuê kiếm tiền. Công việc vất vả nhưng giúp chị Lan kiếm được thêm một khoản tiền để trang trải cuộc sống.

"Nghề này vất vả và có nguy hiểm nhưng vì không có việc gì làm khác nên phải xin đi theo mọi người để kiếm tiền. Mỗi ngày đi làm, mình bốc khoảng một tấn gỗ keo và được nhận 200.000 đồng. Nếu nhận khoán thì làm mệt hơn nhưng tiền sẽ nhiều hơn một chút", chị Nguyễn Thị Lan nói.

"Nghề này vất vả và có nguy hiểm nhưng vì không có việc gì làm khác nên phải xin đi theo mọi người để kiếm tiền. Mỗi ngày đi làm, mình bốc khoảng một tấn gỗ keo và được nhận 200.000 đồng. Nếu nhận khoán thì làm mệt hơn nhưng tiền sẽ nhiều hơn một chút", chị Nguyễn Thị Lan nói.

"Nghề này vất vả lắm. Mùa hè thì nắng nóng, mùa đông thì mưa, cây keo ngấm nước nặng. Sau khi bóc vỏ, thân cây keo rất trơn. Lúc bốc vác đến điểm tập kết hoặc bốc lên xe rất dễ rơi", chị Hoàng Thị Hợi (trú thị xã Thái Hòa) nói và cho hay có lần lúc bốc vác chị bị thân cây va đập vào chân nhưng may mắn chỉ bị xây xước và bầm tím.

"Nghề này vất vả lắm. Mùa hè thì nắng nóng, mùa đông thì mưa, cây keo ngấm nước nặng. Sau khi bóc vỏ, thân cây keo rất trơn. Lúc bốc vác đến điểm tập kết hoặc bốc lên xe rất dễ rơi", chị Hoàng Thị Hợi (trú thị xã Thái Hòa) nói và cho hay có lần lúc bốc vác chị bị thân cây va đập vào chân nhưng may mắn chỉ bị xây xước và bầm tím.

Nhiều khu rừng keo nằm cạnh đường lớn, khi thu hoạch xe vào tận nơi sẽ giúp các lao động đỡ vất vả khi bốc vác.

Nhiều khu rừng keo nằm cạnh đường lớn, khi thu hoạch xe vào tận nơi sẽ giúp các lao động đỡ vất vả khi bốc vác.

Nhiều khu rừng trên dốc cao, ô tô không vào được nên các lao động phải bốc vác đi một quãng đường xa, vất vả.

Nhiều khu rừng trên dốc cao, ô tô không vào được nên các lao động phải bốc vác đi một quãng đường xa, vất vả.

Ngoài tiền thù lao được nhận từ việc bóc, bốc vác keo thuê, những người lao động còn tận thu những cành cây keo nhỏ của chủ rừng bỏ lại để mang về làm củi hoặc bán cho người dân làm củi đốt.

Ngoài tiền thù lao được nhận từ việc bóc, bốc vác keo thuê, những người lao động còn tận thu những cành cây keo nhỏ của chủ rừng bỏ lại để mang về làm củi hoặc bán cho người dân làm củi đốt.

"Mình tích góp từng bó rồi bán cho người dân cũng kiếm được thêm vài chục nghìn đồng. Góp nhặt được đồng nào hay đồng đó", bà Trần Thị Ngọc (47 tuổi) chia sẻ.

"Mình tích góp từng bó rồi bán cho người dân cũng kiếm được thêm vài chục nghìn đồng. Góp nhặt được đồng nào hay đồng đó", bà Trần Thị Ngọc (47 tuổi) chia sẻ.

Sau một ngày làm việc vất vả, lúc nhận tiền công là thời điểm các lao động vui sướng nhất.

Sau một ngày làm việc vất vả, lúc nhận tiền công là thời điểm các lao động vui sướng nhất.

Với gần 170.000 ha rừng keo nguyên liệu, hiện nay nghề khai thác keo đang tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ vùng cao ở Nghệ An và giúp họ có thêm thu nhập.

Với gần 170.000 ha rừng keo nguyên liệu, hiện nay nghề khai thác keo đang tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ vùng cao ở Nghệ An và giúp họ có thêm thu nhập.

Ngọc Tú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nhieu-phu-nu-gia-nhap-doi-boc-vo-keo-thue-de-kiem-tien-post1702556.tpo