Nhiều thách thức trong bảo tồn 2 quần thể thủy tùng cuối cùng ở Việt Nam

Thủy tùng (thông nước) là loại cây nằm trong danh mục thực vật quý hiếm, nguy cấp của Việt Nam và thế giới. Với Việt Nam, thủy tùng chỉ còn 2 quần thể cuối cùng, đều ở tỉnh Đắk Lắk. Dù đã thành lập Ban quản lý chuyên trách và dành nhiều nghiên cứu, bảo tồn nguồn gene, nhưng số phận 2 quần thể này vẫn chưa qua khỏi tình trạng 'đếm ngược', khi chúng chưa thể sinh sản hữu tính.

Một trong 2 quần thể thủy tùng cuối cùng của Việt Nam, đang được bảo vệ tại xã Ea Ral, huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk. Nơi này hiện chỉ còn 142 cây mọc tự nhiên.

Một trong 2 quần thể thủy tùng cuối cùng của Việt Nam, đang được bảo vệ tại xã Ea Ral, huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk. Nơi này hiện chỉ còn 142 cây mọc tự nhiên.

Quần thể Còn tại thuộc khu bảo tồn Trấp K'Sơ, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, chỉ còn 19 cây mọc tự nhiên.

Quần thể Còn tại thuộc khu bảo tồn Trấp K'Sơ, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, chỉ còn 19 cây mọc tự nhiên.

Một cây Thủy tùng có tuổi đời khoảng 700 năm, với đường kính gốc hơn 1 mét ở quần thể xã Ea Ral, huyện Ea H'leo.

Một cây Thủy tùng có tuổi đời khoảng 700 năm, với đường kính gốc hơn 1 mét ở quần thể xã Ea Ral, huyện Ea H'leo.

Thủy tùng sinh trưởng trên vùng đất ẩm ướt, nhiều dây leo tự nhiên nên dễ bị tranh chấp ánh sáng và đối nặt nguy cơ cháy. Để bảo vệ loài cây quý, các ban quản lý thường xuyên tổ chức phát dọn thực bì.

Thủy tùng sinh trưởng trên vùng đất ẩm ướt, nhiều dây leo tự nhiên nên dễ bị tranh chấp ánh sáng và đối nặt nguy cơ cháy. Để bảo vệ loài cây quý, các ban quản lý thường xuyên tổ chức phát dọn thực bì.

Cây Thủy tùng này ở quần thể xã Ea Hồ, huyện Krông Năng được xác định có niên đại trên 700 năm tuổi, đường kính gốc hơn 1,2 mét và cao trên 30 mét. Cây thường xuyên bị gây hại bởi sấm sét.

Cây Thủy tùng này ở quần thể xã Ea Hồ, huyện Krông Năng được xác định có niên đại trên 700 năm tuổi, đường kính gốc hơn 1,2 mét và cao trên 30 mét. Cây thường xuyên bị gây hại bởi sấm sét.

Nỗ lực nhân giống thủy tùng của Đắk Lắk vẫn chưa thành công. Khả quan nhất là biện pháp ghép chồi trên gốc cây Bụt mọc. Trong quần thể ở xã Ea Hồ, huyện Krông Năng có khá nhiều cây ghép đang sinh trưởng tốt. Tuy nhiên phương pháp này không bảo tồn được 100% nguồn gen.

Nỗ lực nhân giống thủy tùng của Đắk Lắk vẫn chưa thành công. Khả quan nhất là biện pháp ghép chồi trên gốc cây Bụt mọc. Trong quần thể ở xã Ea Hồ, huyện Krông Năng có khá nhiều cây ghép đang sinh trưởng tốt. Tuy nhiên phương pháp này không bảo tồn được 100% nguồn gen.

Ngoài ghép chồi, các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm giâm hom thủy tùng, nhưng tỷ lệ sống rất thấp. Trong ảnh là một cây thủy tùng giâm hom 8 năm tuổi, tại quần thể xã Ea Ral, huyện Ea H'leo..

Ngoài ghép chồi, các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm giâm hom thủy tùng, nhưng tỷ lệ sống rất thấp. Trong ảnh là một cây thủy tùng giâm hom 8 năm tuổi, tại quần thể xã Ea Ral, huyện Ea H'leo..

Biện pháp thứ 3 được tiến hành là ghép chồi thủy tùng vào phần rễ nổi của cây nguyên sinh. Một cây thủy tùng 3 năm tuổi đang phát triển tốt, được trồng ghép trên rễ cây mẹ tại quần thể Thủy Tùng ở xã Ea Ral, huyện Ea H'leo. Tuy nhiên, số rễ nổi phù hợp vị trí ghép cây mới là rất có hạn.

Biện pháp thứ 3 được tiến hành là ghép chồi thủy tùng vào phần rễ nổi của cây nguyên sinh. Một cây thủy tùng 3 năm tuổi đang phát triển tốt, được trồng ghép trên rễ cây mẹ tại quần thể Thủy Tùng ở xã Ea Ral, huyện Ea H'leo. Tuy nhiên, số rễ nổi phù hợp vị trí ghép cây mới là rất có hạn.

Các ban quản lý đang trở lại với biện pháp giâm hom, dù tỷ lệ sống chỉ khoảng 2%. Trong ảnh là thủy tùng giâm hom hơn 1 tuổi ở Khu bảo tồn Thông nước Đắk Lắk.

Các ban quản lý đang trở lại với biện pháp giâm hom, dù tỷ lệ sống chỉ khoảng 2%. Trong ảnh là thủy tùng giâm hom hơn 1 tuổi ở Khu bảo tồn Thông nước Đắk Lắk.

Mỗi một hom giâm sống sót, phát triển thành cây con, đều kết tinh nhiều nỗ lực.

Mỗi một hom giâm sống sót, phát triển thành cây con, đều kết tinh nhiều nỗ lực.

Nhân viên Khu bảo tồn Thông nước Đắk Lắk chăm sóc cây Thủy tùng non sau khi nhân giống thành công mang ra ngoài trồng.

Nhân viên Khu bảo tồn Thông nước Đắk Lắk chăm sóc cây Thủy tùng non sau khi nhân giống thành công mang ra ngoài trồng.

Tuấn Long/VOV-Tây Nguyên

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/nhieu-thach-thuc-trong-bao-ton-2-quan-the-thuy-tung-cuoi-cung-o-viet-nam-post1124239.vov