Loạt bức ảnh dưới đây chứa nhiều câu chuyện kinh hoàng, tiếp tục đọc để hiểu thêm về chúng, nó sẽ thay đổi cách bạn nhìn nhận những thứ bạn từng coi là bình thường.
Hiện nay, bò rừng đang bước vào thời kỳ tuyệt chủng do sự săn bắt của con người, sự nóng lên toàn cầu và ô nhiễm môi trường sống.v.v.v... Nhưng đây chưa phải là lần đầu tiên các hoạt động của con người gây ra sự mất mát nghiêm trọng cho loài này. Một bức ảnh chụp vào năm 1892 cho thấy, có một núi hộp sọ bò rừng chất chồng lên nhau ở phía Tây vùng Bắc Mỹ, đây là kết quả từ những đợt săn bắt bò rừng tàn khốc tại khu vực. (Ảnh: piqueen.com)
Ngày nay, Thiệp Giáng sinh gắn liền với hình ảnh Ông già Noel, cây thông, túi quà, nhưng ở Na Uy vào cuối những năm 1800, nó lại được trang trí bằng ý tưởng hoàn toàn khác. Thiệp được trang trí với hình ảnh cô gái tóc dài, búp bê yêu tinh, hay một cô bé chỉ đang giả vờ ngủ. (Ảnh: piqueen.com)
Trận động đất Friuli cùng đợt bệnh dịch hạch liên tục quét qua thị trấn Venzone, nước Ý vào thế kỷ 14 làm nhiều người chết. Thật không may, khu vực này không có đủ chỗ để chôn cất tất cả thi thể. Người dân thị trấn quyết định đưa quan tài 42 thi thể vào một ngôi mộ tập thể dưới tầng hầm của nhà thờ San Michael. 300 năm sau, quan tài phải được kéo lên, khi chính quyền xây dựng lại nhà thờ. Khi mở quan tài, người dân vô cùng kinh ngạc khi phát hiện tổ tiên của họ đã được ướp xác. Vì ướp xác là một hiện tượng chưa phổ biến vào thời điểm đó tại khu vực, nên dân làng tin rằng Chúa đã gửi tổ tiên của họ trở lại để bảo vệ ngôi làng. Các tập tục ăn, uống và cùng các xác ướp đã diễn ra sau đó, nhưng nó chỉ kéo dài cho đến những năm 1950. (Ảnh: weirditaly.com)
Vào tháng 7 năm 1913, Stéphane Passet, một nhiếp ảnh gia người Pháp đã chụp bức ảnh này ở Mông Cổ. Bức ảnh cho thấy một người phụ nữ bị kết án tử, cô ấy phải nhịn đói từ từ và cuối cùng là chết đau đớn trong chiếc thùng gỗ. Stéphane Passet không thể giúp cô ấy vì phải tuân theo luật lệ địa phương. Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng, chiếc thùng cô ấy đang ở chỉ là một hình thức vận chuyển tù nhân. (Ảnh: picryl.com)
Trong Thế chiến thứ 2, London đã hứng chịu một năm bị ném bom tàn khốc. Phần lớn thành phố trở thành đống đổ nát và có nguy cơ bị tấn công hóa học từ Đức. Trong bức ảnh này, mặt nạ phòng độc được sản xuất cho mọi người ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Mặt nạ phòng độc che phủ mọi thứ ngoại trừ đôi chân nhỏ bé của chúng. (Ảnh: historycollection.com)
Trong Thế chiến thứ 2, London đã hứng chịu một năm bị ném bom tàn khốc. Phần lớn thành phố trở thành đống đổ nát và có nguy cơ bị tấn công hóa học từ Đức. Trong bức ảnh này, mặt nạ phòng độc được sản xuất cho mọi người ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Mặt nạ phòng độc che phủ mọi thứ ngoại trừ đôi chân nhỏ bé của chúng. (Ảnh: historycollection.com)
Bức ảnh này được chụp vào năm 1919, chụp một cô dâu Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù có vẻ ngoài già nua, nhưng thực tế cô dâu chỉ mới 16 tuổi, nhìn vào bàn tay của cô ấy bạn sẽ rõ. Theo truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ ở Vrajne, cô gái trong bức ảnh cưới được che mặt bằng cách dát lá mạ vàng, tạo cho cô ấy có vẻ ngoài cổ kính, già nua. Theo truyền thống, sau khi chồng cô tháo lá vàng trên mặt ra, cô ấy phải đeo khăn che mặt trong suốt quãng đời còn lại của mình. (Ảnh: Historycollection.com)
Trong bức ảnh, một người đàn ông đang mỉm cười, trên vai cõng một cậu con trai. Đây là du khách Tây Ban Nha đến thăm thị trấn Omagh ở Bắc Ireland vào năm 1998. Ngay sau khi bức ảnh này được chụp, một quả bom đặt bên trong chiếc ô tô màu đỏ bên cạnh họ đã phát nổ. Vụ nổ đã giết chết 29 người, làm bị thương hơn 200 người và gây ra sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Người đàn ông và con trai sống sót một cách kỳ diệu, nhiếp ảnh gia thì không. (Ảnh: boredpanda.com)