Nhìn lại sự nghiệp toán học đồ sộ của Giáo sư Hoàng Tụy

Giáo sư Hoàng Tụy, một nhà toán học lớn của Việt Nam và thế giới đã qua đời vào lúc 15h30 chiều ngày 14/7/2019, hưởng thọ 92. Trong niềm thương tiếc vô hạn, cùng điểm lại những thành tựu toán học mà ông đã gặt hái trong sự nghiệp của mình.

 Giáo sư Hoàng Tụy (1927-2019) là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam.

Giáo sư Hoàng Tụy (1927-2019) là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam.

Trên bản đồ toán học quốc tế, ông được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng.

Trên bản đồ toán học quốc tế, ông được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng.

Trong sự nghiệp của mình Giáo sư Hoảng Tụy đã để lại trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học.

Trong sự nghiệp của mình Giáo sư Hoảng Tụy đã để lại trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học.

Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm...

Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm...

Chung tay với các nhà toán học quốc tế, Giáo sư Hoàng Tụy đã xây dựng nhiều cuốn sách, giáo trình toán học được xuất bản và sử dụng trong giảng dạy ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Chung tay với các nhà toán học quốc tế, Giáo sư Hoàng Tụy đã xây dựng nhiều cuốn sách, giáo trình toán học được xuất bản và sử dụng trong giảng dạy ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Vào năm 1990 Giáo sư Hoàng Tụy và nhà toán học Reiner Horst cho ra mắt cuốn sách Global Optimization - Deterministic Approaches (Tối ưu toàn cục - các cách tiếp cận tất định), cuốn sách được coi là "viên đá tảng" cho lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục.

Vào năm 1990 Giáo sư Hoàng Tụy và nhà toán học Reiner Horst cho ra mắt cuốn sách Global Optimization - Deterministic Approaches (Tối ưu toàn cục - các cách tiếp cận tất định), cuốn sách được coi là "viên đá tảng" cho lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục.

Năm 1996, ông cùng Giáo sư Hiroshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp).

Năm 1996, ông cùng Giáo sư Hiroshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp).

Bộ Convex Analysis and Global Optimization (Phân tích lồi và Tối ưu hóa toàn cục), một giáo trình nghiên cứu trong ngành tối ưu toàn cục của ông được xuất bản ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997.

Bộ Convex Analysis and Global Optimization (Phân tích lồi và Tối ưu hóa toàn cục), một giáo trình nghiên cứu trong ngành tối ưu toàn cục của ông được xuất bản ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997.

Ngoài các công trình nghiên cứu, Giáo sư Hoàng Tụy cũng là tổng biên tập của hai tạp chí toán học tại Việt Nam và ủy viên ban biên tập của ba tạp chí toán học quốc tế.

Ngoài các công trình nghiên cứu, Giáo sư Hoàng Tụy cũng là tổng biên tập của hai tạp chí toán học tại Việt Nam và ủy viên ban biên tập của ba tạp chí toán học quốc tế.

Với sự ra đi của ông, thế giới đã vĩnh viễn mất đi một cây đại thụ có tầm ảnh hưởng to lớn của nền toán học hiện đại.

Với sự ra đi của ông, thế giới đã vĩnh viễn mất đi một cây đại thụ có tầm ảnh hưởng to lớn của nền toán học hiện đại.

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhin-lai-su-nghiep-toan-hoc-do-so-cua-giao-su-hoang-tuy-1251033.html