Nhìn ra thế giới: Cắt giảm khí Methane - đòn bẩy ứng phó biến đổi khí hậu

Không được nhắc tới nhiều bằng khí CO2 khi nói tới thủ phạm làm Trái Đất ấm lên. Có vòng đời ngắn hơn CO2, lưu lại trên bầu khí quyền khoảng một thập kỷ. Nhưng tác động làm trái đất ấm lên cao hơn tới 28 lần so với CO2. Đó là khí Methane.

Sau nhiều thập kỷ bỏ qua vấn đề này, các nhà khoa học hiện nay hiểu rằng: Giải quyết loại khí thải này sẽ đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thập kỷ tới.

Khí Methane là chất khí không màu. Nó có thể xuất hiện trong các khí thải phát sinh từ sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch hay cháy rừng. Có trong quá trình sinh học xảy ra trong ruột của động vật, tiêu biểu là sự men hóa trong đường ruột và dạ dày động vật nhai lại như bò.

Tìm thấy trong các ao hồ, đầm lầy hay trầm tích dưới đáy biển,… ngay cả dưới hầm cầu, các hang động, đá giếng sâu cũng có sự có mặt của chúng. Là thành phần chính của khí tự nhiên, nhất là dầu mỏ.

Trong các cuộc bàn luận sôi nổi về biến đổi khí hậu, Methane đã không gây chú ý suốt một thời gian dài. Nhiều người có thể không biết rằng con người đang thải ra khí quyển một loại khí gây hiệu ứng nhà kính còn mạnh hơn CO2, và tốc độ thải loại khí này nhanh nhất trong ít nhất 800.000 năm trở lại đây

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Thực hiện : Hồng Nhung

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nhin-ra-the-gioi-cat-giam-khi-methane-don-bay-ung-pho-bien-doi-khi-hau