Nhìn ra thế giới: Thành phố của tương lai – Những cỗ máy tự động hóa

Thâm Quyến từ một làng chài nhỏ vươn mình thành một đô thị sôi động. Cột mốc đánh dấu cuộc chuyển mình của Thâm Quyến là từ năm 1979, khi cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình quyết định tạo ra đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc. Thâm Quyến hiện là bến cảng bận rộn thứ 3 thế giới; sàn chứng khoán ở thành phố này lớn thứ 22 toàn cầu. Cùng đến với khung cảnh sáng tạo, thông minh, hối hả của nơi này.

Trung Quốc bắt đầu chấp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Và với vai trò là đặc khu kinh tế, Thâm Quyến được phép thử nghiệm nhiều chính sách mang tính thị trường nhiều hơn so với các địa phương khác.
Vào thập niên 1990, Thâm Quyến được miêu tả là một thành phố “mỗi ngày xây một cao ốc, 3 ngày làm một đại lộ”. Năm 2016, GDP của thành phố đạt 294 tỷ USD, nhiều hơn cả Bồ Đào Nha hoặc Ireland. Và giờ đây, Thâm Quyến hiện là bến cảng bận rộn thứ 3 thế giới trong khi sàn chứng khoán ở thành phố này lớn thứ 22 toàn cầu.

THÀNH PHỐ CỦA TƯƠNG LAI

Đây là cách Thâm Quyến hoạt động. Bạn dựng lên một tòa nhà chọc trời tuyệt vời. Sau đó, bạn đặt một cái khác ngay bên cạnh nó - bởi vì bạn có thể. Và sau đó, bạn dựng lên bên cạnh một sân vận động đầy sức sống. Chúng ta đang nói về một khu phố bùng nổ mà thế giới chưa từng thấy trước đây. Và mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Bởi vì bên trong sân vận động mới là nơi mọi thứ thực sự hoạt động.

Đó là khung cảnh của sự sáng tạo, thông minh và sự hối hả được tập hợp lại với nhau. Nó trông không đẹp. Nó không tuyệt vời. Nó thậm chí có thể trông không bình thường. Nhưng tất cả những điều này đều nhằm mục đích đưa Trung Quốc trở thành lực lượng công nghệ thống trị trong tương lai. Và Thung lũng Silicon thật sự nên dè chừng.

RoboMasters - cuộc thi về người máy thu hút hàng trăm sinh viên kỹ thuật từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Tại đây, về cơ bản là bạn chế tạo một số robot, chọn chúng từ sáu loại khác nhau. Giống như robot Kỹ sư, robot chữa bệnh, hoặc robot Anh hùng…. Sau đó, bạn đặt chúng vào sân và cho chúng bắn đạn nhựa vào nhau để ghi điểm.

Một khi những đứa trẻ đến tham dự cuộc thi, chúng sẽ không rời sân vận động này trong hai tuần. Và chiến đấu giữa cuộc chiến của người máy và người máy. Nhưng tất cả đều xứng đáng, vì phần thưởng, nếu bạn may mắn, là một công việc tại DJI, nhà tài trợ của cuộc thi và nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu thế giới. Nếu bạn là một nhà chế tạo robot trẻ tài năng, đến Thâm Quyến để làm việc tại DJI là một giấc mơ.

DJI được thành lập vào năm 2006 bởi một sinh viên đại học tên là Frank Wang. Anh ấy đã sản xuất các thành phần cho những người yêu thích máy bay không người lái, và sau đó quyết định tiếp tục và tạo ra một đế chế hoàn chỉnh về máy bay không người lái.

DJI lần đầu tiên đưa máy bay không người lái có camera đến với công chúng vào năm 2012 - Phantom. Kể từ đó, họ đã sản xuất máy bay không người lái lớn hơn, máy bay không người lái nhỏ hơn, máy bay không người lái nhỏ xíu và một số loại đặc biệt như máy bay không người lái phủi bụi cây trồng. Tất cả các sản phẩm đều bán rất chạy. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh lớn đã phải ngậm ngùi nhận thất bại. Công ty kiếm được hàng tỷ đô la mỗi năm và có hàng nghìn nhân viên trên khắp thế giới. Và bây giờ, họ muốn tiếp tục tiến về phía trước.

Anh YANG SHUO, Giám đốc công nghệ Robotmaster chia sẻ, mong muốn của DJI là muốn các kỹ sư được công nhận là các siêu sao; đồng thời hy vọng cuộc thi Robotmaster sẽ trở nên phổ biến và mọi người sẽ được truyền cảm hứng từ những kỹ sư này.

Cuộc không chỉ là sự cạnh tranh. Ngoài ra còn có phim tài liệu về RoboMasters, chương trình thực tế về RoboMasters và thậm chí là phim hoạt hình về RoboMasters. Với sự kiện truyền thông này, DJI hy vọng sẽ thúc đẩy một thế hệ kỹ sư sáng tạo mới, những người sau đó có thể gia nhập đế chế máy bay không người lái và làm cho nó trở nên lớn mạnh hơn nữa. Hoặc có thể là một công ty DJI tiếp theo. Nói cách khác, những gì chúng ta có ở đây không phải là một lễ hội robot nhỏ thân thiện mà là một kế hoạch thống trị thế giới.

NHỮNG CỖ MÁY TỰ ĐỘNG HÓA

Không có gì phải bàn cãi khi Thâm Quyến đã trở thành một trong những nơi quan trọng nhất của thế giới công nghệ. Không nơi nào khác có sự kết hợp hoàn hảo giữa bí quyết công nghệ, chi phí sản xuất giá rẻ và tốc độ tuyệt đối như vậy. Nhưng nó còn đi xa hơn thế.

Sống ở Thâm Quyến theo một cách nào đó giống như sống trong tương lai. Và không hẳn là một tương lai không tưởng.

Hãy thử tìm hiểu về Zowee. Zowee vận hành như một nhà máy giống như bất kỳ nhà máy nào khác ở Thâm Quyến. Họ sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ và các thiết bị điện tử khác.

Giống như các nhà sản xuất hàng đầu khác, họ đã xây dựng một khu phức hợp, nơi công nhân có thể sống ngay bên cạnh dây chuyền nhà máy, làm việc suốt ngày đêm trong vài năm và hy vọng mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình nơi quê nhà. Các nhà máy ở đây rất sạch và hoạt động một cách chính xác.

Nhưng mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng khi máy móc dần thay thế con người.

Tất cả phần còn lại của các dây chuyền này chỉ còn khoảng 80 nhân viên. Nhưng ngay tại đây, có những cỗ máy mới sẽ chế tạo một chiếc điện thoại thông minh, từ đầu đến cuối, hoàn toàn bằng robot. Mục tiêu cuối cùng của việc này là nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hao tốn ít lao động hơn và cuối cùng là giữ Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất của thế giới, chống lại sự cạnh tranh giá rẻ ở những khu vực như Đông Nam Á.

Nhà máy của tương lai sẽ là một vòng lặp khép kín, nơi robot chuyển các thành phần cho nhau và thành phẩm sẽ xuất hiện ở khâu cuối cùng. Công nhân giờ chỉ còn một người ở khâu kiểm tra cuối cùng. Đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy tương lai của Thâm Quyến không còn dành cho những người này.

Khi robot trỗi dậy, đưa hàng triệu công nhân vào tình thế thất nghiệp. Nhưng cũng có những sáng tạo dường tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Đó là mã QR.

Tiền mặt và thẻ tín dụng đã là quá khứ. Thay vào đó, bạn quét mã QR để thanh toán cho mọi thứ: nhà hàng ăn uống , cửa hàng tạp hóa, thậm chí cho cả người hát rong. Đó là hệ thống thanh toán di động dễ dàng, tiện lợi của tương lai.

Thành phố này tràn đầy năng lượng, khát khao và sáng tạo. Cách mạng công nghệ đã mang lại sự thịnh vượng cho Thâm Quyến.

Những sáng tạo trong trí tuệ nhân tạo, người máy và máy móc điện tử không phải là câu chuyện tương lai. Nó đang diễn ra ngay lúc này, từ nhận diện khuôn mặt cho đến việc không dùng tiền mặt hay thẻ trong các siêu thị. Thâm Quyến: Thành phố năng động nhất, thành phố của tương lai.

Thực hiện : Hồng Nhung Trương Thu Ngoan

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/nhin-ra-the-gioi-thanh-pho-cua-tuong-lai-nhung-co-may-tu-dong-hoa-phan-2