'Nhìn và Cảm nhận': Huyền diệu của từ.. 'con'!

'Con ơi, lại đây nào. Bà yêu con'; ' Dạ, bà ơi, con yêu bà lắm'... Đấy là đoạn đối thoại giữa vợ tôi và cháu ngoại. Dù là những đoạn đối thoại hàng ngày, hàng giờ giữa hai bà cháu, nhưng lần nào tôi nghe thấy tiếng 'con' cũng cảm nhận được sự thân thương.

Nhà báo Tô Phán

Theo quy ước truyền thống, người Việt chúng ta phân định rất rõ: xưng "con" hay gọi đối tượng khác là "con" chỉ dùng trong mối quan hệ bố mẹ với con cái; Còn các quan hệ khác mang tính trên dưới thì thường là "cháu", "chắt", "chít"...

Vì thế, ngày nhỏ, ở quê tôi, tuyệt nhiên không có chuyện ông/bà gọi cháu nội/ngoại là "con" và cũng không có chuyện các cháu nội/ngoại xưng "con" với ông bà.

Nhưng thật là là bà nội của tôi gọi tôi là "con", và tôi cũng xưng "con" với bà rất tự nhiên. Nhưng bà lại không gọi con của các bác tôi là "con". Theo cách hiểu của tôi thì việc gọi tôi là "con" là chứa đựng tình cảm yêu thương mà bà dành cho tôi.

Lần đầu tiên đi vào phía Nam công tác, tôi được nghe những cô bé bán hoa dọc quán nhậu vào buổi chiều gọi "Chú ơi, chú mua hộ con mấy bông hoa tặng cô đi ạ". Rồi đến nhà người quen nghe các cháu khoanh tay: "Thưa ngoại, con đi học về ạ"...

Tiếng "con" trong Nam nghe sao mà thân thương, ấm áp, làm tôi ứa nước mắt vì nhớ bà nội. Cuộc đời cứ trôi đi, một ngày nào đó bỗng trùng lại, thèm được nghe người khác không phải là bố mẹ gọi mình là "con" - da diết lắm.

Sau này ra Hà Nội học đại học, người thứ hai không phải là bố mẹ gọi tôi là "con" chính là cô ruột của tôi.

Mỗi khi nghe cô gọi mình là "con", tôi cảm nhận được tình cảm máu mủ ruột thịt đang chảy trong âm sắc thân thương đó. Rất nhiều năm sau, khi về già, cô không xưng "cô" với tôi mà thường xưng là "mẹ". Thực tế là từ ngày ra Hà Nội học đại học đến nay tôi đã coi cô như người mẹ thứ hai của mình, và cô cũng coi tôi như con trai.

Ngọt ngào hai tiếng "U - con!"

Khi học đại học, tôi lại được gọi là "con" ở trong mối quan hệ khác, không hề có chút máu mủ ruột thịt gì, mà là thuần túy quan hệ người kinh doanh nhỏ lẻ và khách hàng của mình. Ở các quán nước trước cổng trường đại học tại Mễ Trì, gặp các bà, các mẹ người khu Ba (theo cách tính của người miền Trung chúng tôi thì khu Ba là từ tỉnh Ninh Bình trở ra) đã quen mặt, biết tên mấy cậu sinh viên thì hay gọi chúng tôi là "các con" và xưng là... "U" (mẹ).

"Giữa Hà Nội xa lạ, hai tiếng "u - con" bỗng ấm áp tình người"

Giữa xã hội xa lạ, giữa cảnh xa nhà thiếu tình thân của cha mẹ, ông bà, lũ chúng tôi được là là "con" tự nhiên thấy con người với nhau gần gũi hơn, khoảng cách giữa con người với con người gần nhau hơn.

Tuy có nhiều sinh viên cắm quán (nợ tiền nước chè, thuốc lá, bánh rán...) cả năm mới trả, nhưng các "U" không giận. Có đưa hư hỏng đến mức mất tích rồi quỵt nợ các U. Khi đó các U chỉ than thân trách phận, có U còn nói "chắc nó khó khăn lắm"...

Lần đầu tiên đi vào phía Nam công tác, tôi được nghe những cô bé bán hoa tại các quán nhậu vỉa hè vào buổi chiều gọi "Chú ơi, chú mua hộ con mấy bông hoa tặng cô đi ạ. Tôi không có cô nào ở Sài Gòn, nhưng nghe cô bé xưng "con" ngọt lịm nên cũng mua hộ vài bông hoa. Khi đến nhà người quen nghe các cháu khoanh tay thưa: "Thưa ngoại, con đi học về ạ"...

Tiếng "con" trong văn cảnh đó nghe sao mà thân thương, ấm áp, làm tôi ứa nước mắt vì nhớ bà nội. Cuộc đời cứ trôi đi, một ngày nào đó chúng ta bỗng nghe tiếng "con" thì chợt trùng lại. Rồi chúng ta thèm được nghe người khác không phải là bố mẹ gọi mình một tiếng "con" da diết.

Đến khi tóc tôi muối tiêu, với các cấp dưới bằng tuổi con cháu, nhiều khi chợt xưng chú/bác nhưng gọi chúng là "con". Lâu lâu thành quen, thấy cháu nào làm việc hăng say, ngoan ngoãn, tôi lại gọi là "con". Chính tôi cũng có cảm giác thân quen, ấm áp lên nhiều.

Người ta cứ phản đối cách hành xử gia đình chủ nghĩa trong cơ quan, công sở. Nhưng xưng hô thân tình như vậy không hẳn là gia đình chủ nghĩa mà giúp quan hệ con người với con người thân thiện hơn, tin cậy hơn.

Và rồi ở nơi công cộng, cách xưng hô như gia đình mà lại không phải là gia đình đang ngày càng phổ biến. Chúng ta có thể bắt gặp những đoạn đối thoại giữa một thanh niên với một ông trung niên trông giữ xe ở một quán hàng nào đó: "Bố cho con gửi xe nhé. Bố xem chỗ nào lúc ra dễ nhất thì chỉ hộ con"; "Con đẩy xe về bên phải giúp bố nhé. Chỗ đấy ít xe ra vào"...

Lẽ thường, người lạ gặp nhau, hay người quen mà xưng hô "ông-con, "bố-con", "mẹ-con" thì làm cho nhiều người ngạc nhiên. Cũng khó để hiểu được tại sao người ta lại ân cần với mình, nhiều khi mình không đem lại lợi ích cho họ? Nhưng cách xưng hô thân tình như vậy làm hình thành sợi dây liên kết con người với con người.

Thực ra việc liên kết như vậy không đến nỗi khó khăn khi mà mỗi người đều tự nguyện và cởi mở thân tình, trước hết từ xưng hô. Không nên coi xưng hô chỉ là điều nhỏ nhặt trong mối quan hệ tình cảm giữa người bán và người mua, giữa một bà u và những đứa con sinh viên xa nhà.

Xưng hô thực chất là văn hóa

Văn hóa có lúc biến thiên, có lúc dường như ẩn náu ở đâu đó, nhưng giao lưu của ngôn ngữ và tự thân con người lại không chờ đợi ai. Việc xưng hô thật sự đáng yêu và thấm đẫm tình người. Đôi khi, khó tưởng tượng được rằng, chỉ từ một cách gọi đã gợi lên cảm giác gần gũi, thân thương, làm cho khoảng cách giữa người với người trở nên ngắn lại. Xưng hô trong tiếng Việt, tưởng như chỉ là việc chọn từ ngữ, nhưng thực ra lại gói gọn cả tấm lòng và cách người ta đối đãi với nhau, đặc biệt là ở những con người mà tình nghĩa gia đình và mối quan hệ xã hội được đan xen, hòa quyện.

Tôi luôn tự hỏi tại sao có sự khác biệt này, nhưng dù khác biệt thế nào, cái cách bà nội gọi làm tôi thấy ấm áp và gần gũi vô cùng. Từng lời "bà" nói, từng tiếng "con" bà gọi, như len lỏi vào tâm hồn tôi, gieo mầm tình cảm và sự gắn bó từ khi còn thơ bé. Có những lúc, tôi mong mãi mãi được nghe bà gọi "con," bởi tiếng gọi ấy chất chứa bao nhiêu sự thân thương, chăm chút của một người bà dành cho những đứa cháu ruột thịt. Khi bà mất, khoảng trống ấy càng rõ ràng hơn. Tôi vẫn mong một lần, chỉ một lần thôi, được nghe lại bà gọi mình là "con."

Tôi trân trọng mỗi lần được nghe một tiếng "con" thân thương. Dù cho có trải qua bao nhiêu cơn gió bụi của cuộc đời, mỗi lần nghe người lạ gọi "con," tôi như được trở về với quá khứ, với ký ức về bà, về cô, về những ngày tháng sinh viên đầy ắp kỷ niệm. Đó là những lúc tôi cảm thấy cuộc đời thưởng cho mình một chút sắc màu, một chút dịu dàng. bụi mịn này.

Một đô thị hiện đại đôi khi lại trở thành đô thị lạnh giá mà không phải do tuyết phủ. Đó là khi con người quên đi những cách gọi, những xưng hô đậm tình người. Chỉ cần mở lòng, chỉ cần để ý kỹ một chút, bạn sẽ thấy đâu đó những viên ngọc quý ẩn mình trong những khoảnh khắc. Và chính những lần xưng hô thân mật ấy, những tiếng "con," "bố," "u" ấy, là điều làm cho Hà Nội thêm phần ấm áp, có chất người hơn.

Xưng hô thân tình như trong gia đình mà lại không phải là gia đình, dường như đó cũng là một nét sống chậm và mở lòng, sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng làm người khác vui, cuộc sống có lẽ sẽ bớt đi phần nào khắc nghiệt. Và chúng ta tự nhủ rằng mình vẫn còn may mắn vì được sống trong một môi trường có sắc thái văn hóa giàu ngôn ngữ mang tính nhân văn đến thế.

Hãy nghĩ mà xem, nhiều người lớn gặp người già thường gọi cụ/bố/u rồi chủ động xưng con. Khi có tuổi, con người ta như bông lúa khiêm tốn cúi đầu, lùi xuống đúng thứ bậc. Như thế, người già khó tính cũng không nỡ nặng lời với người vừa gọi mình là cụ/bố/u và xưng con.

Và chúng ta hãy nghĩ mà xem. Mỗi lần nghe thấy ai đó gọi mình là "con", chúng ta rất dễ nhớ về bà, về mẹ cha đã đi về miền mây trắng, nhớ về những người thân yêu đã đi qua cuộc đời mình.

"Phần mềm" kết nối của ngôn ngữ Việt Nam (phạm vi xưng hô) làm cho con người với con người gần gũi nhau hơn. Khi trên thế giới ở nơi này nơi kia đang có những xu hướng chia rẽ con người thì ngôn ngữ xưng hô của người Việt lại giúp chúng ta gắn bó, gần gũi nhau hơn.

Xưng hô trong ngôn ngữ Việt Nam nó huyền diệu là thế!

Tô Phán

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/nhin-va-cam-nhan-huyen-dieu-cua-tu-con-179241213231752304.htm