Nhớ mãi ký ức hào hùng 'cơm Bắc, giặc Nam'

Vào mỗi dịp tháng 4, trong lòng người cựu binh Dương Văn Chung (72 tuổi) ở tổ 16, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) rạo rực, bồi hồi nhớ lại những năm tháng hào hùng, hy sinh, gian khổ, những ngày 'cơm Bắc, giặc Nam', chiến đấu, cống hiến cho ngày giải phóng, thống nhất đất nước.

 Ông Dương Văn Chung (thứ 4 từ trái sang) và các cựu chiến binh thăm thành cổ Quảng Trị. Ông Chung kể: Thời điểm năm 1967, kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất, cùng với thanh niên ở nhiều địa phương, tôi đăng ký lên đường theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, tất cả cho tiền tuyến thân yêu, tất cả vì miền Nam ruột thịt, quyết tâm đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào để giải phóng Tổ quốc thân yêu. Khí thế lên đường hừng hực, nhiều thanh niên cắt máu viết đơn lên đường làm nhiệm vụ. Tháng 8/1967, khi tròn 17 tuổi, cân nặng có 39 kg, ông viết đơn lên đường nhập ngũ mà chỉ sợ không đạt tiêu chuẩn nên đã nhét vào túi 2 cục sắt để người nặng xấp xỉ 40 kg, đủ điều kiện gọi nhập ngũ. Trải qua 3 tháng huấn luyện chóng vánh, vinh dự đứng trong hàng quân kéo cờ giải phóng đi B, với tinh thần "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”, ông cùng đồng đội hành quân gian khổ suốt 20 ngày đêm trên rẻo Trường Sơn trên đất bạn Lào. Ông được bổ sung vào C55, D12, BT-35, Bộ Tư lệnh 559, là chiến sỹ giao liên với nhiệm vụ cáng thương binh ra trạm ngoài và đón bộ đội ta vào chiến trường làm nhiệm vụ. Công việc tưởng đơn giản, song vô cùng gian khổ. Mưa dầm, gió bấc, thiếu thốn đủ bề, bom đạn, chất hóa học trút xuống hủy diệt. Cả 6 tháng mùa mưa xe ta không vào được chiến trường, chiến sỹ phải ăn rau tàu bay, bống báng, đào củ mài, săn thú rừng để ăn thay cơm, gạo để dành cho thương binh trên đường ra Bắc điều trị. Nhiều chiến sỹ đã hy sinh vì bom đạn, sốt rét rừng. Tháng 2/1970, khi mới 20 tuổi, ông bị sốt rét ác tính chết lâm sàng, đồng đội tưởng chết đã chuẩn bị khâm liệm, rất may một nữ y tá tình cờ phát hiện chăm sóc tận tình giúp ông dần phục hồi. Sau một thời gian điều trị, ông tiếp tục được bổ sung vào đơn vị cũ, điều động đến Vĩnh Linh, ban ngày làm nhiệm vụ tăng gia sản xuất, đến 20h lội qua sông Bến Hải (Bến Tắt) sang đất Quảng Trị đánh trả quân Ngụy. Thời đó, chiến tranh rất ác liệt, bộ đội ta có phương châm "cơm Bắc, giặc Nam”, kiên cường, bền bỉ đánh trả làm tiêu hao sinh lực Ngụy quân. Rồi ông cùng đồng đội tiến vào giải phóng sân bay Tà Cơn, dốc Miếu, Gio Linh là những chiến trường khốc liệt của tỉnh Quảng Trị với tinh thần quả cảm, không quản ngại hy sinh, gian khổ, không tiếc máu xương, tất cả vì ngày thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4, ông Chung được điều về Đoàn 70, đoàn điều dưỡng cán bộ của Bộ Tư lệnh 559, đóng quân tại huyện Bố Trạch (Quảng Bình) với quân hàm Đại úy. Sau hòa bình, ông được chuyển học nghề thợ hàn tham gia xây dựng thủy điện Hòa Bình, tiếp tục được điều động sang xây dựng Trường Đảng do Nhà nước ta trao tặng đất nước Campuchia. Trong quá trình tham gia chiến đấu, lao động, ông vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, Huân chương Chiến sỹ giải phóng, Huân chương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tháng 9/1992, ông nghỉ hưu, tham gia công tác mặt trận, cựu chiến binh tại phường Tân Thịnh, tham gia Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh TP Hòa Bình. Tuy đã ở tuổi ngoài 70, nhưng ông Chung luôn phát huy truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia các phong trào lao động sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa, đô thị văn minh, giáo dục truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng cho thế hệ trẻ, có uy tín trong cộng đồng dân cư. L.C

Ông Dương Văn Chung (thứ 4 từ trái sang) và các cựu chiến binh thăm thành cổ Quảng Trị. Ông Chung kể: Thời điểm năm 1967, kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất, cùng với thanh niên ở nhiều địa phương, tôi đăng ký lên đường theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, tất cả cho tiền tuyến thân yêu, tất cả vì miền Nam ruột thịt, quyết tâm đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào để giải phóng Tổ quốc thân yêu. Khí thế lên đường hừng hực, nhiều thanh niên cắt máu viết đơn lên đường làm nhiệm vụ. Tháng 8/1967, khi tròn 17 tuổi, cân nặng có 39 kg, ông viết đơn lên đường nhập ngũ mà chỉ sợ không đạt tiêu chuẩn nên đã nhét vào túi 2 cục sắt để người nặng xấp xỉ 40 kg, đủ điều kiện gọi nhập ngũ. Trải qua 3 tháng huấn luyện chóng vánh, vinh dự đứng trong hàng quân kéo cờ giải phóng đi B, với tinh thần "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”, ông cùng đồng đội hành quân gian khổ suốt 20 ngày đêm trên rẻo Trường Sơn trên đất bạn Lào. Ông được bổ sung vào C55, D12, BT-35, Bộ Tư lệnh 559, là chiến sỹ giao liên với nhiệm vụ cáng thương binh ra trạm ngoài và đón bộ đội ta vào chiến trường làm nhiệm vụ. Công việc tưởng đơn giản, song vô cùng gian khổ. Mưa dầm, gió bấc, thiếu thốn đủ bề, bom đạn, chất hóa học trút xuống hủy diệt. Cả 6 tháng mùa mưa xe ta không vào được chiến trường, chiến sỹ phải ăn rau tàu bay, bống báng, đào củ mài, săn thú rừng để ăn thay cơm, gạo để dành cho thương binh trên đường ra Bắc điều trị. Nhiều chiến sỹ đã hy sinh vì bom đạn, sốt rét rừng. Tháng 2/1970, khi mới 20 tuổi, ông bị sốt rét ác tính chết lâm sàng, đồng đội tưởng chết đã chuẩn bị khâm liệm, rất may một nữ y tá tình cờ phát hiện chăm sóc tận tình giúp ông dần phục hồi. Sau một thời gian điều trị, ông tiếp tục được bổ sung vào đơn vị cũ, điều động đến Vĩnh Linh, ban ngày làm nhiệm vụ tăng gia sản xuất, đến 20h lội qua sông Bến Hải (Bến Tắt) sang đất Quảng Trị đánh trả quân Ngụy. Thời đó, chiến tranh rất ác liệt, bộ đội ta có phương châm "cơm Bắc, giặc Nam”, kiên cường, bền bỉ đánh trả làm tiêu hao sinh lực Ngụy quân. Rồi ông cùng đồng đội tiến vào giải phóng sân bay Tà Cơn, dốc Miếu, Gio Linh là những chiến trường khốc liệt của tỉnh Quảng Trị với tinh thần quả cảm, không quản ngại hy sinh, gian khổ, không tiếc máu xương, tất cả vì ngày thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4, ông Chung được điều về Đoàn 70, đoàn điều dưỡng cán bộ của Bộ Tư lệnh 559, đóng quân tại huyện Bố Trạch (Quảng Bình) với quân hàm Đại úy. Sau hòa bình, ông được chuyển học nghề thợ hàn tham gia xây dựng thủy điện Hòa Bình, tiếp tục được điều động sang xây dựng Trường Đảng do Nhà nước ta trao tặng đất nước Campuchia. Trong quá trình tham gia chiến đấu, lao động, ông vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, Huân chương Chiến sỹ giải phóng, Huân chương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tháng 9/1992, ông nghỉ hưu, tham gia công tác mặt trận, cựu chiến binh tại phường Tân Thịnh, tham gia Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh TP Hòa Bình. Tuy đã ở tuổi ngoài 70, nhưng ông Chung luôn phát huy truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia các phong trào lao động sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa, đô thị văn minh, giáo dục truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng cho thế hệ trẻ, có uy tín trong cộng đồng dân cư. L.C

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/217/151669/nho-mai-ky-uc-hao-hung-com-bac,-giac-nam.htm