Những ai không nên ăn mía?

Mía là thức ăn mát, ngọt và bổ được nhiều người ưa thích, nhưng không phải ai cũng nên ăn.

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược - cơ sở 3 cho biết, các nghiên cứu cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.

Vì vậy mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Lợi ích của nước mía

Giảm mệt mỏi, phục hồi sức khỏe: Nước mía chứa carbohydrate, vitamin, khoáng chất, và chất điện giải, giúp cải thiện hiệu suất tập luyện, bù nước, xua tan mệt mỏi.

Điều chỉnh lượng đường trong máu: Nước mía có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp ngăn ngừa tăng đột biến đường huyết. Tuy nhiên, uống quá nhiều có thể làm tăng đường huyết tổng thể.

Cải thiện răng miệng: Nước mía giàu canxi và phốt pho, giúp răng chắc khỏe và chống sâu răng. Nước mía còn giúp giảm hôi miệng do thiếu dinh dưỡng và sâu răng.

Chống lão hóa và ung thư, thải độc gan: Nước mía chứa chất chống oxy hóa phenolic, flavonoid, và nhiều vitamin, giúp bảo vệ tế bào, trì hoãn lão hóa, ngăn ngừa ung thư, và bảo vệ gan khỏi viêm.

Ngừa sỏi thận và nhiễm trùng tiểu: Nước mía với 70-75% nước giúp phòng ngừa sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận và điều trị nhiễm trùng tiểu. Uống nước mía với chanh và nước dừa còn giúp giảm cảm giác nóng rát ở đường tiết niệu.

Tăng cường miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, ngăn ốm nghén: Nước mía tăng cường miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ốm nghén, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi, và làm đẹp da.

Mỗi ngày chỉ nên uống dưới 2 ly nước mía, nên dùng ngay sau khi ép, không để nước mía quá lâu bên ngoài dễ bị nhiễm khuẩn.

Mỗi ngày chỉ nên uống dưới 2 ly nước mía, nên dùng ngay sau khi ép, không để nước mía quá lâu bên ngoài dễ bị nhiễm khuẩn.

"Ngoài giá trị ăn uống, mía còn là vị thuốc tốt được nhân dân ta dùng từ lâu đời", bác sĩ Vũ nói.

Theo Đông y, mía vị ngọt mát, tình bình, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng, nên được dùng để chữa nhiều bệnh.

Mặc dù mía mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng không phải ai cũng có thể ăn.

Những người nên hạn chế ăn mía

Người bị tiểu đường: Mặc dù nước mía có chỉ số đường huyết thấp, nhưng tổng lượng đường vẫn cao, có thể làm tăng đường huyết và gây hại cho người bị tiểu đường.

Người thừa cân, béo phì: Hàm lượng đường cao trong nước mía có thể làm tăng cân nếu uống quá nhiều, không phù hợp với những người đang cố gắng giảm cân.

Người có vấn đề về tiêu hóa: Nước mía có thể gây khó tiêu, đặc biệt là ở những người có dạ dày yếu hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa.

Người bị dị ứng hoặc không dung nạp: Một số người có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp các thành phần có trong nước mía, gây ra các phản ứng không mong muốn.

Phụ nữ mang thai: Mặc dù nước mía có thể tốt cho thai nhi, nhưng nên hạn chế để tránh tăng lượng đường huyết và các vấn đề liên quan khác.

Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ cần hạn chế uống nước mía để tránh nguy cơ sâu răng và không làm tăng lượng đường huyết quá mức.

Nguyễn Ngoan

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/nhung-ai-khong-nen-an-mia-ar887525.html