Những bí mật 'chấn động' về công nghệ UFO của quân đội Mỹ
Từ lâu những người nghiên cứu về UFO đã ngờ rằng chính phủ Mỹ đang chế tạo UFO tại Ku S4, một địa điểm cực kỳ bí mật bên trong Vùng 51 (Area 51).
Vào năm 1989, nhà khoa học Bob Lazar, được tuyên bố là từng làm việc tại căn hầm bí mật nằm giữa sa mạc Nevada, đã tiết lộ thông tin về hoạt động nghiên cứu đĩa bay, hay UFO, của người ngoài hành tinh; và thêm rằng chính phủ Mỹ sở hữu vài chiếc như vậy.
Chiếc UFO có hình dáng giống cái đĩa, cỡ nhỏ, mà Lazar khẳng định là từng nghiên cứu, gọi là “mẫu thể thao”, được cho là hoạt động dựa trên công nghệ điều hướng sóng trọng trường. Điều này là nhờ một lò phản ứng giúp cường hóa sóng trọng trường.
Dù điều này có đúng hay không, nhưng đáng chú ý là vào năm 2019, Trung tâm Chiến tranh Hải quân thuộc Hải quân Mỹ đã đưa ra một số sáng chế “ngoài trái đất” mà trên lý thuyết có thể tạo nên một cuộc cách mạnh trong công nghệ máy bay quân sự và ngành hàng không thế giới, thậm chí là trong mọi lĩnh vực.
Theo một báo cáo được viết bởi Alex Hollings, đăng tải trên tờ The National Interest, đáng chú ý nhất trong số những phát minh lạ lùng đó là một Máy phát Trường điện từ Cao năng lượng (HEEMFG) mà nếu thực sự hoạt động có thể tạo ra một sức mạnh cực lớn, ứng dụng được trong cả quân sự lẫn thương mại.
Những sáng chế này không khỏi khiến người ta nghĩ tới những giả thuyết mà các nhà nghiên cứu UFO đưa ra, nói về các động cơ đẩy mà người ngoài hành tinh sử dụng.
Mới đây, nhà báo Brett Tingley thông qua trang The Drive đã nhận được một tập tài liệu có chứa những sáng chế này, nhờ vào Đạo luật Tự do Thông tin của Mỹ. Dù tin hay không, một hệ thống lực đẩy điện từ trường có thể giúp Hải quân Mỹ chế tạo những chiếc đĩa bay vẫn chưa phải điều điên rồ nhất; theo The National Interest.
Một số tài liệu về sáng chế mới được giải mật thông qua Đạo luật Tự do Thông tin (Ảnh: The Drive)
Theo những tài liệu mới được công bố, một nhánh khác của chương trình này đưa ra khái niệm về một lò phản ứng thu nhỏ, cùng nhiều sáng chế khác, cho phép quân đội Mỹ chế tạo một “Vũ khí Điều chỉnh Không-Thời gian”. Theo tài liệu nội bộ của Hải quân Mỹ, thứ vũ khí này có thể “khiến cho bom nhiệt hạch không khác gì một quả pháo, nếu so sánh”.
Những sáng chế này đều bắt nguồn từ nghiên cứu của kỹ sư không gian Hải quân Mỹ, Tiến sĩ Salvatore Pais. Và mặc dù những phát minh của ông có điên rồ đến cỡ nào, thì Hải quân Mỹ dường như cho rằng cũng đáng để thử; theo The National Interest.
Tính từ năm 2017 đến nay, thông tin được xác nhận là Hải quân Mỹ đã đổ 466.000 USD vào chương trình này.
Đây là một đoạn nội dung được dán nhãn “Chỉ dùng trong nội bộ” giải thích về thứ vũ khí mà Tiến sĩ Pais sáng chế: “Dưới những điều kiện độc nhất, Thiết bị nén Plasma có thể dẫn tới sự phát triển một loại vũ khí điều chỉnh không-thời gian (SMW-một vũ khí có thể khiến bom nhiệt hạch không khác gì một quả pháo, nếu so sánh). Mức độ năng lượng cực cao có thể đạt được nhờ sáng chế này”.
Vậy chính xác thì công nghệ mới này là gì?
Một lò phản ứng tổng hợp thu nhỏ từ lâu đã được coi như chiếc “chén thánh” đối với các nhà nghiên cứu và nhà khoa học năng lượng, và Tiến sĩ Pais không phải người đầu tiên tuyên bố rằng ông đã tiến gần tới công nghệ đó; theo The National Interest.
Một lò phản ứng tổng hợp hoạt động được sẽ là một nguồn sản xuất năng lượng khác biệt hơn so với các lò phản ứng phân rã hạt nhân được tìm thấy trong các nhà máy điện nguyên tử ngày nay.
Nói về mặt kỹ thuật, các lò phản ứng tổng hợp thực sự có tồn tại, nhưng chúng chưa từng đạt đủ hiệu quả để thực sự được sử dụng để sản sinh năng lượng (tuy nhiên, Mặt Trời là một ví dụ về phản ứng tổng hợp với quy mô khổng lồ); theo The National Interest.
Trong khi các lò phản ứng hạt nhân nằm trong các nhà máy điện nguyên tử hay hàng không mẫu hạm sản sinh ra năng lượng bằng cách phân rã hạt nhân, thì năng lượng tổng hợp lại sản sinh từ việc kết hợp 2 hoặc nhiều hạt nhân thành một nguyên tố duy nhất, nặng hơn – như các nguyên tử hyrdro hợp nhất thành một nguyên tử heli duy nhất.
Đây không phải lần đầu tiên có người đưa ra ý tưởng điển rồ về việc chế tạo một loại siêu vũ khí.
Nhà khoa học mang hai dòng máu Hungary-Do Thái, Edward Teller – một trong số những tác giả của bức thư có chữ ký của Albert Einstein, được gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, từ đó khởi nguồn chương trình hạt nhân của Mỹ trong Thế chiến II – từng muốn chế tạo thứ gì đó còn khủng khiếp hơn cả trái bom có sức nổ tương đương 10,4 triệu tấn TNT ở Enewetak năm 1952.
May mắn thay kế hoạch chế tạo bom khủng khiếp của Teller chưa thành hiện thực (Ảnh: Handout)
Teller, nhà vật lý lý thuyết từng được biết đến với cái tên “cha đẻ của bom nhiệt hạch”, muốn các nhà khoa học Mỹ nhìn vào các bản thiết kế vũ khí hạt nhân chiến lược, và chế tạo một vũ khí hạt nhân có sức nổ tương đương 10 tỉ tấn TNT (dự án có tên gọi Project Backyard). May mắn thay là kế hoạch của Teller mới chỉ nằm trên tấm bảng đen của ông.
Quay trở lại với kế hoạch của Hải quân Mỹ và Tiến sĩ Pais. Vào thời điểm này, không ai dám chắc liệu họ có thực sự chế tạo ra thứ vũ khí khủng khiếp nào, hay UFO, từ nghiên cứu của mình hay không.
Theo cuốn sách có tên “The Day After Roswell” (Ngày sau sự kiện Roswell) của tướng Mỹ Philip J. Corso, công nghệ thu thập được từ các vụ rơi đĩa bay, UFO, của người ngoài hành tinh, như sự kiện ở Roswell năm 1947, đã giúp cho ra đời một số công nghệ hiện đại ngày nay, như sợi quang học và bảng mạch tích hợp (IC).
Những cũng giống như công nghệ của Skunkworks – được cho là đi trước công nghệ không gian hiện tại tới 50 năm và được quân đội Mỹ canh gác cẩn mật – mọi công nghệ giống UFO của người ngoài hành tinh sẽ được coi là tuyệt mật và giữ kín như dự án Mahattan. Bởi vậy nó khó có thể được công bố sớm.