Những bí mật của các tập đoàn kinh tế Mỹ
Các quy định kiện tụng cùng gánh nặng kiện tụng là hai phần trong cuộc chiến dài hơi của các tập đoàn. Trong lịch sử, một số tập đoàn đã từng tạo ra những hành động nhằm mang lợi về cho mình.
Bột yến mạch bức xạ cho trẻ mồ côi và khuyết tật
Đầu thế kỷ 20, việc thực hành thuyết ưu sinh đã sớm lan rộng. Ý tưởng đó ủng hộ một nghĩa vụ đạo đức trong việc nuôi nấng một thế hệ trẻ con khỏe mạnh. Những người được phân loại là trí tuệ khù khờ, dị dạng, khuyết tật, điếc hoặc mù được xếp chung một chỗ; và khử trùng theo thời gian để biến thành những công dân tốt hơn.
Khi trường công Fernald khánh thành trong thập niên 1920, có một học viên phục vụ những người có các khả năng phát triển. Thời gian trôi qua, những đứa trẻ không tốt hơn mà trở nên khờ khạo và ngốc nghếch. Ngay cả trẻ em không mong muốn và trẻ mồ côi có trí tuệ bình thường vẫn bị đưa vào. Sau tất cả trường Fernald có thể dùng miễn phí số lao động thủ công do trường này đào tạo.
Thập niên 1940, ở trường Fernald bỗng dưng xuất hiện một vài quý ông mang quà cáp cùng những khẩu phần ăn sáng và những chuyến du lịch để coi các trận bóng đá mà cầu thủ là những đứa trẻ được lựa chọn trong tư cách thành viên của cái gọi là “Câu lạc bộ khoa học trẻ em”. Nhằm khiến con cái của họ có nhiều niềm vui nên trường Fernald nhanh chóng chớp lấy thời cơ. Nhưng họ quên thẩm định các nhà hảo tâm của mình. Thứ mà trường Fernald không hề hay biết là bột yến mạch trong bữa điểm tâm cho lũ trẻ đã được trộn lẫn với can-xi và sắt phóng xạ. Câu lạc bộ khoa học trẻ em thực chất là một nơi thí nghiệm do hãng Quaker Oats ủy quyền, chủ yếu là đánh giá mức độ chất lượng của bột dinh dưỡng do họ sản xuất ra với những đối thủ cạnh tranh khác.
Mức độ phóng xạ trong bột yến mạch là vô hại, song Quaker đã thất bại vì coi thường sự đồng ý của bọn trẻ. Quaker Oats biết rằng họ hoàn toàn đi sai đường vì bộ Luật Nuremberg mới phát hành đã cấm các hoạt động nghiên cứu mang tính bóc lột. Vì thế mà cuối thập niên 1990, rất nhiều học sinh trường Fernald đã đồng đệ đơn kiện tập thể chống lại Quaker và chính phủ. Sau đó họ đồng ý số tiền bồi thường được dàn xếp bên ngoài tòa án là 3 triệu USD.
Liên đoàn bóng đá quốc gia Mỹ dụ dỗ các bà mẹ
Khi nói đến bóng đá, Liên đoàn bóng đá quốc gia Mỹ (NFL) thực sự có vấn đề. Giải đấu này đang mất đi lượng khán giả trẻ lẫn các cầu thủ trẻ. Một trong những căn nguyên chính khiến cho NFL đang mất đi các cầu thủ trẻ là bởi bóng đá tiềm ẩn nhiều rủi ro cho trẻ em và các bậc phụ huynh mà cụ thể là các bà mẹ - những người ra quyết định cho phép con cái họ tham gia vào các liên đoàn địa phương và chơi bóng đá. Vận động học sinh coi bóng đá là giải pháp tối ưu, nhưng mẹ của chúng lại không đồng tình.
NFL thừa hiểu nỗi bận tâm của các bà mẹ, vì vậy bước đi đầu tiên của họ là giải tỏa nỗi sợ hãi của họ. NFL thành lập cái gọi là “Các phòng khám câu lạc bộ các bà mẹ vì bóng đá an toàn”, tại đó các bà mẹ được đả thông tư tưởng và thường đưa ra những lời trấn an rằng bóng đá an toàn hơn đạp xe. Họ được NFL rỉ tai rằng truyền thông là kẻ thù khi thông tin sai cho độc giả, thổi phồng tần suất các chấn thương và những mối hiểm họa thể thao khác vượt quá tỷ lệ. Sai sự thật trắng trợn. Chưa hết, các phòng khám này còn cố tình hạ thấp nguy cơ tổn thương não trong bóng đá hoặc cho là vô hại. Các phòng khám này còn nói rằng các bà mẹ rằng do họ sợ thái quá mà không cho con đi đá bóng. Vấn đề là chấn thương não do bóng đá đã nhiều lần được chứng minh là đúng. Sự bưng bít thông tin này rõ ràng là lừa đảo người hâm mộ mà cụ thể là các bà mẹ.
Vụ bê bối mất điện của Enron
Năm 2001 xuất hiện tin đồn rằng Enron gây ra một sự cố mất điện trên diện rộng nhằm hợp pháp hóa việc tăng giá điện của họ. Khi giới truyền thông hoài nghi đặt câu hỏi thì giám đốc điều hành (CEO) của Enron là Kennedy Law chỉ cười nói rằng đừng có tin mấy cái chuyện đó. Nhưng 2 tháng sau đó, một cuốn băng vụ bê bối đã lọt vào tay giới truyền thông. Trong đoạn băng, chính xác là ở giây thứ 38 đã hé lộ Enron chính là thủ phạm gây ra sự cố mất điện. Một nhân viên tên là Rich đã gọi tới một nhà máy điện ở Las Vegas và hỏi họ lý do vì sao lại đóng nguồn cung điện. Vấn đề này có vẻ đã diễn ra một lúc rồi. Vụ này không phải là chuyện thông thường của một loạt sự cố mất điện, bởi nó đã xảy ra trong làn sóng cuộc khủng hoảng điện ở California khi chính phủ chỉ đạo cung cấp một loạt máy phát điện trên khắp miền Tây cho tiểu bang Cali.
Thực tế này đã xóa sạch mọi giả định có thể xảy ra trong vụ bê bối điện của Enron cũng như số tiền mà họ kiếm chác được. Trong đoạn băng thứ 2 bị rò rỉ, các nhân viên Enron đang cười cợt về việc lấy 1 triệu USD mỗi ngày từ California, sau đó chuyển sang trò chuyện về các vấn đề của đất nước. Theo các đoạn băng này, Enron đã kiếm lợi hơn 1,6 tỷ USD. Ông Gray Davis khi đó là Thống đốc California đã mất việc sau một trong những nhiệm kỳ đầy rối ren của tiểu bang.
Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/nhung-bi-mat-cua-cac-tap-doan-kinh-te-my-i679344/