Những biến động của lĩnh vực dầu khí tại Nga
Một tuần sau khi giám đốc điều hành các tập đoàn phương Tây như Exxon Mobil, BP, Shell... cam kết rút khỏi các dự án ở Nga, những biến động của lĩnh vực năng lượng tại nước này mới chỉ bắt đầu.
Một tuần sau khi giám đốc điều hành các tập đoàn phương Tây như Exxon Mobil, BP, Shell... phản đối chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine và cam kết rút khỏi các dự án ở Nga, những biến động của lĩnh vực năng lượng tại nước này mới chỉ bắt đầu.
Với các công ty dầu mỏ, ba thập kỷ đầu tư thận trọng có thể nhanh chóng kết thúc. Thời kỳ đầu tư mạnh nhất của các công ty phương Tây tại Nga đã qua nhiều năm trước. Các hoạt động khai thác dầu tại nước này có thể trải qua sự thay đổi lớn sắp tới.
Trong ngắn hạn, những xáo trộn không phải do việc các công ty dầu mỏ hàng đầu đang rút hoạt động sản xuất, kinh doanh khỏi thị trường Nga nhưng mà chủ yếu bởi các nước không mua dầu của nước này.
Ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào Mỹ, một động thái nhằm tăng cường trừng phạt Nga.
Trước đó, cũng trong ngày 8/3, Shell, công ty dầu mỏ lớn nhất châu Âu, thông báo dừng mua dầu mỏ và khí đốt của Nga, và rút khỏi các hoạt động tại nước này.
Trước khi triển khai chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, Nga là nguồn cung lớn về dầu mỏ cho châu Âu cũng như các thị trường khác như Mỹ, chiếm 7% lượng dầu nhập khẩu của nước này.
Hiện dầu thô Urals của Nga đang có giá rất thấp so với dầu Brent. Ngoài Mỹ, các nước khác cũng đang cân nhắc liệu có cấm nhập khẩu dầu của Nga hay không.
Vấn đề đặt ra lúc này cho lĩnh vực dầu mỏ của Nga là có giảm mạnh sản lượng hay không. Nga hiện đang chiếm khoảng 10% sản lượng của toàn cầu.
Chuyên gia về ngành dầu mỏ của Nga và là chuyên viên tại Trung tâm Columbia về nghiên cứu năng lượng toàn cầu, Tatiana Mitrova, cho rằng không có lý do gì để tăng sản lượng khi không thể bán được.
Các công ty của Nga đang tìm các khách hàng mới ở châu Á và các khu vực khác, nơi mà sự phản đối đối với tình hình căng thẳng tại Ukraine ít gay gắt hơn.
Trong dài hạn, tương lai của ngành dầu khí Nga đã xấu đi. Trung Quốc là khách hàng chỉ mua khí đốt tự nhiên của Nga với mức giá thấp hơn so với mức mà khách hàng ở các nước giàu ở châu Âu như Đức và Italy hiện đang trả./.
Nguồn Bnews: https://bnews.vn/nhung-bien-dong-cua-linh-vuc-dau-khi-tai-nga/235942.html