Những câu hỏi về vắc xin Pfizer-BioNTech

Pfizer/BioNtech là vắc xin đã được chứng minh đạt hiệu quả cao trong phòng nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Dưới đây là một thắc mắc cần giải đáp về loại vắc xin này.

1- Vắc xin Pfizer-BioNTech có được tiêm chủng cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý tiềm ẩn không?

Những người có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể tiêm bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào đang được cấp phép. Tuy nhiên, không nên tiêm chủng vắc xin Pfizer-BioNTech cho những đối tượng có các tình trạng sức khỏe sau:

- Tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc những người dùng thuốc hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch

- Có tiền sử hội chứng Guillain-Barré

- Có tiền sử bệnh liệt mặt ngoại biên (bệnh liệt Bell)

- Tiền sử sử dụng chất làm đầy da.

Vắc xin Pfizer/BioNtech đã được chứng minh là đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa COVID-19.

Vắc xin Pfizer/BioNtech đã được chứng minh là đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa COVID-19.

2- Người có thai hoặc đang cho con bú có được tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech?

Những người đang mang thai hoặc cho con bú đủ điều kiện được tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech.Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định về việc chủng ngừa, bác sĩ và người đang mang thai nên cân nhắc đến các tình huống:

· Mức độ lây truyền COVID-19 tại cộng đồng

· Rủi ro cá nhân của người mang thai khi nhiễm COVID-19

· Nguy cơ COVID-19 đối với người mang thai và nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi

· Những lợi ích đã biết và tiềm năng của việc tiêm chủng

· Hiệu quả của vắc xin

· Tác dụng phụ của vắc xin

· Bằng chứng về tính an toàn của tiêm chủng COVID-19 trong thai kỳ.

3- Những người từng bị nhiễm hoặc đang nhiễm SARS-CoV-2 có cần tiêm chủng không?

Các khuyến nghị về tiêm chủng tùy thuộc vào thời điểm nhiễm SARS-CoV-2 và việc điều trị.

Những người có tiền sử nhiễm: Tiêm vắc xin cho tất cả đối tượng bất kể tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng hay không có triệu chứng, bao gồm cả những người có các triệu chứng sau COVID-19 kéo dài. Mặc dù nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2 là thấp trong những tháng đầu sau khi nhiễm bệnh nhưng có thể tăng lên theo thời gian do khả năng miễn dịch suy yếu.

Những người có tiền sử mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) hoặc người lớn (MIS-A): Những người này có thể tiêm chủng, nhưng nên cân nhắc hoãn tiêm chủng cho đến khi khỏi bệnh và trong 90 ngày sau ngày chẩn đoán. Những cân nhắc khi tiêm phòng có thể bao gồm:

· Phục hồi lâm sàng từ MIS-C hoặc MIS-A, bao gồm trở lại chức năng tim bình thường.

· Nguy cơ nhiễm COVID-19 cấp tính nghiêm trọng (ví dụ: tuổi tác, các tình trạng cơ bản).

· Mức độ lây truyền COVID-19 trong cộng đồng và nguy cơ tái nhiễm của cá nhân.

· Thiếu dữ liệu an toàn của vắc xin COVID-19 sau những bệnh này.

Những người đang bị nhiễm COVID-19: Trì hoãn việc tiêm chủng cho những người đang bị nhiễm SARS-CoV-2 cho đến khi người đó đã khỏi bệnh cấp tính (nếu người đó có các triệu chứng) và cho đến khi họ được đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly. Khuyến cáo này áp dụng cho bất kỳ loại vắc xin nào, bao gồm cả mũi đầu tiên và mũi thứ hai của vắc xin COVID-19.

Dù đang bệnh cấp tính nhưng nếu cân nhắc lợi ích tiêm chủng cao hơn nguy cơ thì người bệnh vẫn có thể tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech

Dù đang bệnh cấp tính nhưng nếu cân nhắc lợi ích tiêm chủng cao hơn nguy cơ thì người bệnh vẫn có thể tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech

4-Người bệnh zona thể tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 không?

Cũng như các loại vắc-xin khác, bệnh vừa hoặc nặng là điều cần lưu ý khi nhận bất kỳ loại vắc-xin COVID-19 nào được phép hiện hành. Nên trì hoãn việc tiêm chủng cho đến khi bệnh cấp tính đã được cải thiện. Tuy nhiên, nếu bác sĩ và người bệnh cảm thấy lợi ích tiềm năng của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn, có thể chọn tiêm vắc xin COVID-19.

Các cân nhắc sau có thể được sử dụng để giúp bác sĩ đánh giá rủi ro của người bệnh đối với tiêm chủng COVID-19:

· Nguy cơ phơi nhiễm SARS-CoV-2 (ví dụ: người bệnh sống trong một môi trường đông đúc, chẳng hạn như cơ sở chăm sóc dài hạn; nghề nghiệp)

· Nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19 (ví dụ: do tuổi tác hoặc các bệnh nền)

· Liệu bệnh nhân có bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó hay không và nếu có thì cách đây bao lâu

Chống chỉ định với Vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 là gì?

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 bao gồm:

· Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ví dụ: sốc phản vệ) sau một liều trước đó hoặc với một thành phần của vắc xin mRNA COVID-19 (Moderna hoặc Pfizer-BioNTech)

· Phản ứng dị ứng tức thì sau một liều trước đó hoặc dị ứng đã biết (được chẩn đoán) với một thành phần của vắc xin.

N.A

(Theo Tổ chức Y tế thế giới)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-cau-hoi-ve-vac-xin-pfizer-biontech-trong-phong-ngua-covid-19-n196778.html