Những câu nói có thể gây tổn thương mà chúng ta quen miệng không hay biết

Lời nói có sức mạnh hơn cả những gì chúng ta nghĩ. Mặc dù không có ý làm tổn thương, nhưng những lời này khi thốt ra có thể gây hại cho các mối quan hệ, hoặc bác bỏ cảm xúc của người khác. Và điều tệ nhất là chúng ta thường nói mà không hề hay biết.

>

Nếu quý mến ai đó thì khi họ nhờ vả, mình phải giúp đỡ chứ không được từ chối

Thật ra điều này chỉ đúng một phần. Đó là khi quý mến một ai đó, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ họ. Tuy nhiên, với những việc nằm ngoài khả năng, chúng ta có quyền từ chối hoặc tự do quyết định mức độ mình muốn giúp. Vì vậy, câu nói này rất red flag, nó có tính chất thao túng cảm xúc, sử dụng cảm giác tội lỗi để gây áp lực lên ai đó.

 Một mối quan hệ mà phải dùng cảm giác tội lỗi để ép buộc người khác là mối quan hệ không lành mạnh.

Một mối quan hệ mà phải dùng cảm giác tội lỗi để ép buộc người khác là mối quan hệ không lành mạnh.

Khi cần giúp đỡ, hãy đặt mình đúng vị trí và đưa ra lời đề nghị một cách lịch sự và tôn trọng. Ví dụ như “Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi, nếu bạn có thể hãy giúp tôi lần này. Nhưng tôi cũng hoàn toàn hiểu và vẫn cảm kích dù bạn không thể".

Bạn là người duy nhất có vấn đề với điều này/ Có mình bạn thấy vậy, người khác thấy bình thường

Kiểu nói này khiến người nghe cảm thấy đơn độc và không được công nhận. Câu này cô lập và làm suy yếu lòng tin ai đó vào bản thân họ, khiến họ thấy cảm nhận của mình không đúng. Thay vì vậy hãy cổ vũ họ nói ra những suy nghĩ và cảm nhận thật. Ví dụ như "Tôi thấy điều này làm bạn bận tâm, hãy nói ra để chúng ta cùng tìm hiểu lý do và tìm cách giải quyết nhé!".

Đúng là cuối tuần được nghỉ, nhưng công ty cần thì phải sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào

Khi đi làm ai cũng muốn hoàn thành tốt công việc của mình, và hoàn toàn có thể hỗ trợ đồng nghiệp/công ty những lúc cần thiết. Tuy nhiên không có nghĩa điều đó là hiển nhiên. Cách nói này tạo áp lực cho người khác trong khoảng thời gian riêng tư của họ, trói buộc người khác bằng trách nhiệm, khiến ranh giới cá nhân của họ bị coi thường.

Nếu bạn thực sự cần ai đó hỗ trợ công việc, đúng lúc cuối tuần hoặc ngày nghỉ, hãy đề nghị với người đó một cách thẳng thắn và công bằng. Tôn trọng quyền tự quyết và nhất định phải bù lại xứng đáng cho họ (bằng thù lao thực tế, tặng một món quà hoặc mời họ một bữa ăn).

Mách bạn cách hiệu quả để nâng cao tinh thần khi đối mặt với thông tin tiêu cực

Kiểm chứng lại lời đồn: Ăn nhiều sôcôla sẽ nổi mụn, học bài khuya mới dễ thuộc?

Trung Quốc: Dịch vụ "giả vờ đi làm" để người thất nghiệp cảm thấy đỡ tồi tệ

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/nhung-cau-noi-co-the-gay-ton-thuong-ma-chung-ta-quen-mieng-khong-hay-biet-post1757307.tpo