Thiếu Lâm tự - Trong truyện của Kim Dung, Thiếu Lâm tự được ví như Thái Sơn Bắc Đẩu, là cái nôi của võ học Trung Nguyên
Tàng Kinh Các tại Thiếu Lâm tự được nhà văn Kim Dung miêu tả như một nơi linh thiêng, bí ẩn, chuyên chứa đầy bí kíp võ công thượng thừa
Đại Hùng Bửu Điện là kiến trúc lớn nhất trong quần thể của Thiếu Lâm tự, và là nơi tổ chức các buổi đại lễ. Bên trong Bửu điện là điện thờ Phật Thích Ca cùng 18 vị La Hán, Tượng Đạt Ma Sư Tổ - người sáng lập ra Phật giáo Thiền Tông và môn võ Thiếu Lâm
Chùa Thiếu Lâm được xây dựng vào năm Thái Hòa (năm 497). Hiện nay, Thiếu Lâm là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Trung Quốc
Núi Nga Mi - hay còn gọi là "Đại quang Minh sơn" nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m
Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký là Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái…
Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn nằm ở ngọn Thế Loan. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm
Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi được xây dựng vào thời nhà Minh. Chùa tọa trên diện tích 40.000 m2, bao gồm Sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật
Nhạn môn quan chính là nơi nhân vật Kiều Phong dùng sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân 2 nước Tống - Liêu
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc
Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này
Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi “Trung Hoa đệ nhất quan”
Núi Võ Đang - Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sư tổ sáng lập ra phái võ Đang nằm trên ngọn núi cùng tên, là Trương Tam Phong. Nhân vật này cũng là người sáng tạo ra Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm
Ngoài ra, đây cũng là 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất hiện trong tiểu thuyết của ông
Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 m
Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyên, Minh, Thanh
Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994
Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn,được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi
Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, không gợn chút bụi trần
Đại Lý - Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng Thiên Long Bát bộ, Đại Lý là vương quốc của chàng công tử si tình Đoàn Dự, người đã sẵn sàng bỏ cả quốc gia để đuổi theo bóng hồng Vương Ngữ Yên
Nhà văn Kim Dung từng miêu tả Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật Tông, từ vua đến dân đều xuất gia
Đại Lý thực chất là thủ phủ của Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý, có diện tích khoảng 1.468 km², với dân số hơn 500.000 người. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, Đại Lý từng là trung tâm chính trị - văn hóa lịch sử của tỉnh Vân Nam
Có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn tốt đến ngày nay ở vùng đất này, trong đó có thành cổ Đại Lý được xây dựng vào năm 1382 với phần tường thành cao 7,6 m, chu vi rộng đến 12 dặm
Thành phố Đại Lý có khí hậu cao nguyên ôn hòa. Người Đại Lý rất yêu hoa. Ngày 14-2 hàng năm là ngày cả khu vực này tràn ngập trong sắc hoa và những hoạt động náo nhiệt, vui tươi của lễ hội hoa
Đào Hoa đảo - Đào Hoa đảo có diện tích 41 km2, là đảo lớn ở Phổ Đà, Chu San, Chiết Giang
Dưới ngòi bút của Kim Dung, đây là nơi trú ngụ của Đông tà Hoàng Dược Sư – một nhân vật võ lâm uyên thâm và rất nổi tiếng trong 2 bộ truyện Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ
Ngay cổng vào Đào hoa trại có một tảng đá lớn trên bề mặt được bao phủ bởi những đường vân hình dạng trông rất giống cây hoa đào, nên được gọi là đá hoa đào
Thực chất, tên gọi Đào hoa đảo đã có từ mấy ngàn năm trước, không phải vì trên đảo có nhiều hoa đào mà vì khắp nơi đều có những hòn đá xinh đẹp này
Khu vực này hội tụ nhiều công trình kiến trúc được xây dựng dựa theo các địa danh trong Anh hùng xạ điêu như sơn trang của Hoàng Dược Sư, miếu Nam đế, bến cảng Đông tà,…và cả bức tượng tạc nhà văn Kim Dung
Ngũ nhạc kiếm phái trong “Tiếu ngạo giang hồ” được phóng tác từ Ngũ nhạc danh sơn (5 ngọn núi linh thiêng) có thật ở Trung Hoa, gồm: Hoa Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn,Tung Sơn
Hoa Sơn xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết Kim Dung, và thường được đề cập đến với cụm từ Hoa Sơn luận kiếm
Kim Dung đã biến Hoa Sơn thành một địa điểm đầy uy lực trong giới võ lâm Trung Nguyên, khi miêu tả đây là ngọn núi để các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành lấy ngôi vị "Võ lâm chí tôn"
Phái Thái Sơn trong bộ tiểu thuyết Tiếu Ngạo giang hồ có bản doanh nằm ở núi Thái Sơn
Dù đây là môn phái không “vang danh thiên hạ”, không được nhà văn Kim Dung đề cập nhiều trong bộ tiểu thuyết này, nhưng ngọn Thái Sơn ngoài đời thật lại là một địa điểm du lịch nổi tiếng
Khi mặt trời mọc, những đám mây tầng tầng bay trên đỉnh núi, phủ khắp và biến ngọn núi này thành chốn “bồng lai tiên cảnh”. Thái Sơn cũng được xuất hiện trong nhiều cảnh quay của bộ phim Ỷ Thiên Đồ Long ký 2009
Hành Sơn - Trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Hành Sơn có bản doanh dưới chân núi Hành Sơn, nổi tiếng với các cao thủ kiếm thuật say mê âm nhạc
Hành Sơn cách trung tâm thành phố Hành Dương, Hồ Nam 50 km. Toàn bộ Hành Sơn có 72 đỉnh núi lớn nhỏ, nhiều suối hồ, thác nước và hang động đẹp mắt
Hằng sơn - Phái Hằng Sơn được nhà văn Kim Dung miêu tả trong bộ Tiếu ngạo giang hồ có bản doanh đặt trên đỉnh dãy núi Hằng Sơn cao chót vót
Hằng Sơn nằm ở tỉnh Sơn Tây, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh khoảng trên 2.016 m
Tung Sơn là ngọn núi thứ 5 trong Ngũ nhạc danh sơn, và cũng là bản doanh của giáo phái Trung nhạc Tung sơn trong bộ tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”
Tọa lạc tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà, Tung Sơn từng được xem là “Đệ nhất danh sơn” của Trung Quốc. Nơi cao nhất của núi là đỉnh Tuấn Cực, cao 1.491,7m trên mực nước biển
Chi Lê