Những con số báo động về tác hại của thuốc lá

Dù nhiều cảnh báo về tác hại của thuốc lá nhưng thực tế cho thấy, nhiều người vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về hiểm họa mà chất gây nghiện này mang lại.

Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, một thói quen xấu vẫn đang âm thầm tàn phá cơ thể của hàng triệu người, đó là hút thuốc lá. Mặc dù trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ cảnh báo “Thuốc lá có hại cho sức khỏe”, nhưng nhiều người vẫn xem nhẹ lời cảnh báo ấy.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, trong đó có nhiều chất gây ung thư. Hút thuốc không chỉ gây hại cho người hút trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh thông qua khói thuốc lá thụ động.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, trong đó có nhiều chất gây ung thư, tim mạch...

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, trong đó có nhiều chất gây ung thư, tim mạch...

Bên cạnh đó, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và nhiều loại ung thư khác. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch. Khói thuốc lá làm tổn thương phổi, gây ra các bệnh như viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng. Hút thuốc còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như loãng xương, yếu sinh lý, giảm khả năng miễn dịch,...

Trong thực tế nhiều người vẫn chưa hình dung được cụ thể tác hại của thuốc lá. Chỉ đến khi liên tiếp những ca tử vong gần đây như ngừng tim, các bệnh phổi mãn tính, ung thư, đột quỵ vì hút thuốc nhiều năm hay những hình ảnh gây sốc như lá phổi "đen như than" được đăng tải thì nhiều người mới thật sự giật mình. Dưới đây là những con số thống kê khiến ai cũng có thể giật mình:

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá và dự báo đến năm 2030, con số này có thể sẽ tăng lên tới 70 nghìn người tử vong một năm nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá không hiệu quả.

Trong khói thuốc có chứa tới 7000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc như Nicotine, hắc ín, CO2, benzene…

Thuốc lá giết chết một nửa số người hút thuốc lá thường xuyên, trung bình cứ 6 giây có một người chết vì thuốc lá; 8 triệu người chết mỗi năm trong đó có 1 triệu người hút thuốc lá thụ động; Mỗi năm 165.000 trẻ em tử vong trước 5 tuổi do nhiễm hô hấp vì thuốc lá thụ động; Hút thuốc lá gây ra hơn 70% số ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu còn tại Việt Nam lên đến 97%; Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại; Ước tính, hút thuốc lá làm giảm 12 năm tuổi thọ; Trung bình, cứ 3 người hút thuốc lá lại có 1 người chết sớm.

Hàng năm, thuốc lá thải ra 84 triệu tấn khí CO2 rác thải vào bầu không khí góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu. Thải ra 4,5 tỷ đầu lọc thuốc lá (tương đương 766.571 tấn) ra ngoài môi trường. Đầu lọc chiếm 3-4% lượng rác thải ở ven biển và đô thị sau khi dọn dẹp; Mỗi năm ước tính, có 600 triệu cây bị chặt; 200 nghìn (chiếm 2%) hecta rừng trên toàn cầu bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá, làm giấy cuộn thuốc lá và bao bì đựng thuốc lá; 22 tỷ tấn nước sử dụng sản xuất và chế biến thuốc lá; ngoài ra còn có thể gây cháy nổ.

Ngành công nghiệp thuốc lá: Mỗi năm sản xuất 6500 tỷ điếu thuốc lá được bán ra trên toàn thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil là 3 quốc gia sản xuất thuốc lá chính); Theo nghiên cứu WHO gần đây cho thấy số trẻ em gái hút thuốc lá đang có chiều hướng gia tăng.

Chi phí cho thuốc lá: 1,7 nghìn tỷ USD (40 nghìn tỷ VNĐ)/năm là số tiền dùng để điều trị các bệnh do thuốc lá gây ra trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, theo thống kê cho thấy, hút thuốc lá có thể gây ra gần 97% số ca bệnh ung thư phổi; 75% số ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD, hen, viêm phế quản); 25% số ca bệnh tim mạch (huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cớ tim, đột quỵ); các bệnh ung thư… Các chất độc có trong khói thuốc lá còn gây ra nhiều bệnh lý khác như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, viêm nướu răng, viêm loét dạ dày – tá tràng… Có thể nói rằng, từ đầu đến chân, không có nơi nào mà không bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại của khói thuốc lá.

Vì sức khỏe của bản thân và trách nhiệm với cộng đồng, mỗi cá nhân cần góp tiếng nói, hành động của mình vào việc đẩy lùi thuốc lá ra khỏi cuộc sống của cộng đồng. Hãy lên tiếng phản đối khi gặp người hút thuốc không đúng nơi quy định; dừng sử dụng thuốc lá nếu bạn đang là người hút thuốc lá… Hãy chung tay góp phần xây dựng một thế giới trong lành không có khói thuốc lá.

Thanh Thanh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nhung-con-so-bao-dong-ve-tac-hai-cu-a-thuoc-la-350583.html