Những công nghệ hiện đại nhất được sử dụng trong tiêm kích Su-57

Với những công nghệ đột phá mới, tiêm kích Su-57 của Nga được kỳ vọng sẽ trở thành 'cái gai trong mắt Không quân Mỹ' khi được sản xuất với số lượng lớn.

 Tiêm kích Su-57 của Nga đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào tháng 7/2019. Hiện tại, Nga đã giảm công suất sản xuất máy bay Su-30 và Su-35, để tập trung năng lực vào sản xuất Su-57. Chất lượng của Su-57 hiện đang được sản xuất, cao hơn nhiều so với các nguyên mẫu được gửi tới Syria để thử nghiệm chiến đấu trước đó. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiêm kích Su-57 của Nga đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào tháng 7/2019. Hiện tại, Nga đã giảm công suất sản xuất máy bay Su-30 và Su-35, để tập trung năng lực vào sản xuất Su-57. Chất lượng của Su-57 hiện đang được sản xuất, cao hơn nhiều so với các nguyên mẫu được gửi tới Syria để thử nghiệm chiến đấu trước đó. Nguồn ảnh: Pinterest.

Công nghệ thực tế tăng cường, cho phép công nhân trên dây chuyền sản xuất nhìn thấy thông tin tri giác, do máy tính tạo ra trong tầm nhìn của họ; có nghĩa là công nhân có thể nhìn thấy sự kết hợp giữa hình ảnh thực và ảo, điều này giúp họ tạo ra sản phẩm một cách chuẩn xác hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Công nghệ thực tế tăng cường, cho phép công nhân trên dây chuyền sản xuất nhìn thấy thông tin tri giác, do máy tính tạo ra trong tầm nhìn của họ; có nghĩa là công nhân có thể nhìn thấy sự kết hợp giữa hình ảnh thực và ảo, điều này giúp họ tạo ra sản phẩm một cách chuẩn xác hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Dây chuyền chế tạo F-35 của Lockheed Martin cũng sử dụng công nghệ tương tự. Trong tương lai, những loại máy bay chiến đấu của Nga như máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-41 và máy bay ném bom tàng hình PAK-DA hay MiG-35 cũng có thể được áp dụng công nghệ sản xuất này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Dây chuyền chế tạo F-35 của Lockheed Martin cũng sử dụng công nghệ tương tự. Trong tương lai, những loại máy bay chiến đấu của Nga như máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-41 và máy bay ném bom tàng hình PAK-DA hay MiG-35 cũng có thể được áp dụng công nghệ sản xuất này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo dự kiến, chiếc chiến đấu cơ Su-57 đầu tiên, sẽ gia nhập Không quân Nga vào tháng 12/2020. Su-57 dự kiến sẽ được trang bị động cơ "Sản phẩm 30", được thiết kế cho loại máy bay này bắt đầu từ năm 2022. Các nguồn tin Nga cho rằng, đây sẽ là động cơ tiêm kích mạnh nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo dự kiến, chiếc chiến đấu cơ Su-57 đầu tiên, sẽ gia nhập Không quân Nga vào tháng 12/2020. Su-57 dự kiến sẽ được trang bị động cơ "Sản phẩm 30", được thiết kế cho loại máy bay này bắt đầu từ năm 2022. Các nguồn tin Nga cho rằng, đây sẽ là động cơ tiêm kích mạnh nhất trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hiện tại, Không quân Nga đã đặt hàng 76 chiếc Su-57, số máy bay này sẽ được chuyển giao từ năm 2020 và kết thúc vào năm 2027. Khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại máy bay này là Algeria, Không quân nước này đã đặt mua hơn một chục máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hiện tại, Không quân Nga đã đặt hàng 76 chiếc Su-57, số máy bay này sẽ được chuyển giao từ năm 2020 và kết thúc vào năm 2027. Khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại máy bay này là Algeria, Không quân nước này đã đặt mua hơn một chục máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn ảnh: Pinterest.

Những chiếc Tiêm kích thế hệ năm Su-57 được chế tạo đầu tiên, đã được áp dụng những công nghệ mới để giảm diện tích mặt cắt phản xạ sóng radar, giúp nâng cao khả năng tàng hình. Về cấu hình, Su-57 của Nga tương đương với F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc, đều là những máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, sử dụng hai động cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Những chiếc Tiêm kích thế hệ năm Su-57 được chế tạo đầu tiên, đã được áp dụng những công nghệ mới để giảm diện tích mặt cắt phản xạ sóng radar, giúp nâng cao khả năng tàng hình. Về cấu hình, Su-57 của Nga tương đương với F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc, đều là những máy bay chiến đấu tàng hình hạng nặng, sử dụng hai động cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Còn chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ là loại sử dụng một động cơ, được thiết kế để sản xuất hàng loạt và xuất khẩu; trọng lượng của máy bay nhẹ hơn rất nhiều và giá thành cũng rẻ hơn. Trong số 4 máy bay thế hệ thứ 5, hiện Su-57 có diện tích phản xạ sóng radar tương đối cao và khả năng tàng hình không được đánh giá cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Còn chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ là loại sử dụng một động cơ, được thiết kế để sản xuất hàng loạt và xuất khẩu; trọng lượng của máy bay nhẹ hơn rất nhiều và giá thành cũng rẻ hơn. Trong số 4 máy bay thế hệ thứ 5, hiện Su-57 có diện tích phản xạ sóng radar tương đối cao và khả năng tàng hình không được đánh giá cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên, việc Nga công bố những hình ảnh mới nhất về tiêm kích Su-57 mới được sản xuất hàng loạt, cho thấy khả năng tàng hình của loại máy bay này ngày càng được cải thiện; tuy nhiên tính năng tàng hình là loại tuyệt mật, đó chỉ là sự phỏng đoán mà thôi. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên, việc Nga công bố những hình ảnh mới nhất về tiêm kích Su-57 mới được sản xuất hàng loạt, cho thấy khả năng tàng hình của loại máy bay này ngày càng được cải thiện; tuy nhiên tính năng tàng hình là loại tuyệt mật, đó chỉ là sự phỏng đoán mà thôi. Nguồn ảnh: Pinterest.

Những chiếc Su-57 được sản xuất hàng loạt, theo quan sát đã có một lưới tản nhiệt mới, được bổ sung vào cửa hút khí của máy bay. Lưới tản nhiệt hình con suốt, làm bằng vật liệu hấp thụ radar được lắp đặt trên cửa hút khí, có thể có tác dụng như ống hút gió hình chữ S trên máy bay F-22 của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Những chiếc Su-57 được sản xuất hàng loạt, theo quan sát đã có một lưới tản nhiệt mới, được bổ sung vào cửa hút khí của máy bay. Lưới tản nhiệt hình con suốt, làm bằng vật liệu hấp thụ radar được lắp đặt trên cửa hút khí, có thể có tác dụng như ống hút gió hình chữ S trên máy bay F-22 của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tác dụng của lưới tản nhiệt hay ống hút khí đều nhằm mục đích là che các cánh tua-bin động cơ, không cho sóng radar phản xạ; điều này đặc biệt quan trọng, vì vùng phản xạ radar phía trước là phần quan trọng nhất, quyết định khả năng sống sót của máy bay tàng hình. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tác dụng của lưới tản nhiệt hay ống hút khí đều nhằm mục đích là che các cánh tua-bin động cơ, không cho sóng radar phản xạ; điều này đặc biệt quan trọng, vì vùng phản xạ radar phía trước là phần quan trọng nhất, quyết định khả năng sống sót của máy bay tàng hình. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các chỉnh sửa thiết kế khác của Su-57 bao gồm sửa chữa các cạnh, mép trước, ống xả động cơ để giảm diện tích phản xạ radar. Ngoài ra chất lượng chế tạo cũng cao hơn và chế độ gia công bề mặt đạt tiêu chuẩn cao như máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ, điều này cũng rất quan trọng đối với khả năng tàng hình của Su-57. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các chỉnh sửa thiết kế khác của Su-57 bao gồm sửa chữa các cạnh, mép trước, ống xả động cơ để giảm diện tích phản xạ radar. Ngoài ra chất lượng chế tạo cũng cao hơn và chế độ gia công bề mặt đạt tiêu chuẩn cao như máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ, điều này cũng rất quan trọng đối với khả năng tàng hình của Su-57. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các nhà phân tích quân sự phương Tây đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại lắp ở mũi Su-57 sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng tàng hình của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các nhà phân tích quân sự phương Tây đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại lắp ở mũi Su-57 sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng tàng hình của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.

Vấn đề này dường như đã được giải quyết trong số Su-57 sản xuất hàng loạt, cảm biến có thể quay ngược lại khi không sử dụng, và các bộ phận có thể hấp thụ sóng radar được quay ra phía trước, để giúp giảm tối đa diện tích phản xạ radar bán cầu trước của Su-57. Nguồn ảnh: Pinterest.

Vấn đề này dường như đã được giải quyết trong số Su-57 sản xuất hàng loạt, cảm biến có thể quay ngược lại khi không sử dụng, và các bộ phận có thể hấp thụ sóng radar được quay ra phía trước, để giúp giảm tối đa diện tích phản xạ radar bán cầu trước của Su-57. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc sử dụng cảm biến hồng ngoại, giúp Su-57 không cần phải bật radar trong các hoạt động tầm ngắn và tầm trung. So với F-22 vốn thiếu các cảm biến tương tự, nên Su-57 có lợi thế về khả năng sống sót và khả năng nhận biết tình huống hơn loại máy bay F-22, vốn được đánh giá là hiện đại nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc sử dụng cảm biến hồng ngoại, giúp Su-57 không cần phải bật radar trong các hoạt động tầm ngắn và tầm trung. So với F-22 vốn thiếu các cảm biến tương tự, nên Su-57 có lợi thế về khả năng sống sót và khả năng nhận biết tình huống hơn loại máy bay F-22, vốn được đánh giá là hiện đại nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thân máy bay Su-57 sản xuất loạt sẽ được hưởng lợi từ những phát triển mới của Nga về vật liệu hấp thụ radar, giúp giảm 30% phản xạ sóng radar và bảo vệ phi công khỏi tia cực tím hoặc bức xạ nhiệt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thân máy bay Su-57 sản xuất loạt sẽ được hưởng lợi từ những phát triển mới của Nga về vật liệu hấp thụ radar, giúp giảm 30% phản xạ sóng radar và bảo vệ phi công khỏi tia cực tím hoặc bức xạ nhiệt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khi Su-57 chính thức được trang bị động cơ "Sản phẩm 30", không chỉ giúp tăng lực đẩy đáng kể, mà còn giảm được diện tích phản xạ radar của vòi phun do có thiết kế được giấu kín hơn; vì vậy khả năng tàng hình của Su-57 sẽ được cải thiện hơn nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khi Su-57 chính thức được trang bị động cơ "Sản phẩm 30", không chỉ giúp tăng lực đẩy đáng kể, mà còn giảm được diện tích phản xạ radar của vòi phun do có thiết kế được giấu kín hơn; vì vậy khả năng tàng hình của Su-57 sẽ được cải thiện hơn nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh thử nghiệm đẩy tiêm kích Su-57 đến giới hạn chịu đựng theo thiết kế.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-cong-nghe-hien-dai-nhat-duoc-su-dung-trong-tiem-kich-su-57-1474245.html