Những công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo và vĩ đại được UNESCO công nhận di sản thế giới

Đất nước Ấn Độ với lịch sử hàng nghìn năm của nền văn minh bên dòng sông Hằng huyền Bí. Nơi đây không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn gây ấn tượng với những công trình kiến trúc Ấn Độ độc đáo, lộng lẫy mà không nơi đâu có được.

Đền Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 và được miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”. Nơi đây mang lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ…được xây dựng chủ yếu bằng đá cẩm thạch trắng , màu sắc chủ đạo của các kiến trúc Hồi giáo.

Đền Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 và được miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”. Nơi đây mang lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ…được xây dựng chủ yếu bằng đá cẩm thạch trắng , màu sắc chủ đạo của các kiến trúc Hồi giáo.

Thành cổ Fatehpur Sikri, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1986. Tòa thành bị chôn vùi dưới nhiều lớp đất bụi do các cuộc chiến tranh cho đến năm 1892, các nhà khảo cổ học mới tìm thấy tòa thành cổ. Tòa thành được xây dựng trên đỉnh một sườn núi đá bằng đá sa thạch đỏ, tạo nên sự đồng nhất cùng lộng lấy và hoành tráng cho tòa thành.

Thành cổ Fatehpur Sikri, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1986. Tòa thành bị chôn vùi dưới nhiều lớp đất bụi do các cuộc chiến tranh cho đến năm 1892, các nhà khảo cổ học mới tìm thấy tòa thành cổ. Tòa thành được xây dựng trên đỉnh một sườn núi đá bằng đá sa thạch đỏ, tạo nên sự đồng nhất cùng lộng lấy và hoành tráng cho tòa thành.

Pháo đài Agra được xem là kiệt tác kiến trúc được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1983. Pháo đài Agra còn có tên gọi khác là Pháo đài đỏ bởi vật liệu xây dựng chính của công trình này là đá sa thạch đỏ. Pháo đài có quy mô hết sức hoành tráng với diện tích 92.6 ha với tổng cộng 14 cổng vào, kiến trúc bên trong pháo đài được phục vụ các nhu cầu thiết yếu như thiết triều, làm việc và sinh sống…

Pháo đài Agra được xem là kiệt tác kiến trúc được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1983. Pháo đài Agra còn có tên gọi khác là Pháo đài đỏ bởi vật liệu xây dựng chính của công trình này là đá sa thạch đỏ. Pháo đài có quy mô hết sức hoành tráng với diện tích 92.6 ha với tổng cộng 14 cổng vào, kiến trúc bên trong pháo đài được phục vụ các nhu cầu thiết yếu như thiết triều, làm việc và sinh sống…

Đại tháp Sanchi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1989. Đại tháp Sanchi là một trong những quần thể di tích Phật giáo tiêu biểu và cổ xưa. Đại tháp Sanchi được xây dựng vào thời đại đế Asoka (thế kỷ III trước Tây lịch) theo cấu trúc vòm, với đường kính khoảng 12m, bằng gạch nung, trung tâm chứa xá lợi của Đức Phật. Di tích này hiện nay bao gồm nhiều bảo tháp, trụ cột, chùa và tu viện.

Đại tháp Sanchi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1989. Đại tháp Sanchi là một trong những quần thể di tích Phật giáo tiêu biểu và cổ xưa. Đại tháp Sanchi được xây dựng vào thời đại đế Asoka (thế kỷ III trước Tây lịch) theo cấu trúc vòm, với đường kính khoảng 12m, bằng gạch nung, trung tâm chứa xá lợi của Đức Phật. Di tích này hiện nay bao gồm nhiều bảo tháp, trụ cột, chùa và tu viện.

Đài thiên văn Jantar Mantar được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2010. Tổ hợp các công trình này được vua Maharaja Jai Singh II cho xây dựng từ năm 1727 - 1734 nhằm mục đích vẽ bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những hành tinh và những ngôi sao trong hệ mặt trời. Nơi đây còn có đồng hồ mặt trời bằng đá lớn nhất thế giới.

Đài thiên văn Jantar Mantar được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2010. Tổ hợp các công trình này được vua Maharaja Jai Singh II cho xây dựng từ năm 1727 - 1734 nhằm mục đích vẽ bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những hành tinh và những ngôi sao trong hệ mặt trời. Nơi đây còn có đồng hồ mặt trời bằng đá lớn nhất thế giới.

Đền Ramappa hay còn được gọi là Rudreshwara là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2021. Ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ với các cột tròn bên ngoài có chân đế lớn làm bằng đá bazan đen. Các cột đều được chạm khắc tinh xảo những con vật trong thần thoại, nghệ sĩ hoặc các vũ nữ, được xem là “những kiệt tác nghệ thuật Kakatiya”.

Đền Ramappa hay còn được gọi là Rudreshwara là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2021. Ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ với các cột tròn bên ngoài có chân đế lớn làm bằng đá bazan đen. Các cột đều được chạm khắc tinh xảo những con vật trong thần thoại, nghệ sĩ hoặc các vũ nữ, được xem là “những kiệt tác nghệ thuật Kakatiya”.

Nhà thờ và Tu viện Goa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1986. Di tích gồm 7 tòa nhà là các Nhà thờ và Tu viện tại thành phố này. Các công trình này mang lối kiến trúc ảnh hưởng từ nghệ thuật Baroque, Manualine đến từ các nước Châu Âu nhưng lại sử dụng các nguyên liệu địa phương tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa 2 nền văn hóa Châu Âu và Châu Á.

Nhà thờ và Tu viện Goa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1986. Di tích gồm 7 tòa nhà là các Nhà thờ và Tu viện tại thành phố này. Các công trình này mang lối kiến trúc ảnh hưởng từ nghệ thuật Baroque, Manualine đến từ các nước Châu Âu nhưng lại sử dụng các nguyên liệu địa phương tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa 2 nền văn hóa Châu Âu và Châu Á.

Đền thờ mặt trời Konark được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1984. Đền thờ mặt trời Konark được xây dựng theo kiến trúc mang đậm phong cách Phật giáo. Ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch, các chi tiết được trạm trổ công phu. Xung quanh đền còn có rất nhiều các bức phù điêu được chạm khác cầu kì và tinh xảo đa dạng hình ảnh như các con vật thần thoại, các nhạc sĩ, vũ công…

Đền thờ mặt trời Konark được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1984. Đền thờ mặt trời Konark được xây dựng theo kiến trúc mang đậm phong cách Phật giáo. Ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch, các chi tiết được trạm trổ công phu. Xung quanh đền còn có rất nhiều các bức phù điêu được chạm khác cầu kì và tinh xảo đa dạng hình ảnh như các con vật thần thoại, các nhạc sĩ, vũ công…

Lăng mộ Humayun được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993. Lăng mộ nằm trong danh sách “những tòa nhà đẹp nhất thế giới”. Lăng mộ cao 47m, gồm 2 tầng, mái vòm trên cùng được làm bằng đá cẩm thạch trắng, phần còn lại được xây bằng đá sa thạch đỏ. Đây là công trình đầu tiên sử dụng đá sa thạch đỏ có quy mô lớn như vậy.

Lăng mộ Humayun được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993. Lăng mộ nằm trong danh sách “những tòa nhà đẹp nhất thế giới”. Lăng mộ cao 47m, gồm 2 tầng, mái vòm trên cùng được làm bằng đá cẩm thạch trắng, phần còn lại được xây bằng đá sa thạch đỏ. Đây là công trình đầu tiên sử dụng đá sa thạch đỏ có quy mô lớn như vậy.

Tuấn Lưu (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-cong-trinh-kien-truc-an-do-doc-dao-va-vi-dai-duoc-unesco-cong-nhan-di-san-the-gioi-post586731.antd