Những cường quốc hùng mạnh nhất mọi thời đại
Lịch sử nhân loại ghi nhận sự xuất hiện và sụp đổ của nhiều cường quốc. Những nước này dựa vào ưu thế địa lý và sức mạnh quân sự để làm bá chủ khu vực hoặc thế giới.
Đế quốc La Mã
đạt đến đỉnh cao quyền lực vào thế kỷ 2. Đây là lực lượng thống trị mạnh nhất trong thế giới cổ đại. Dù quyền lực không vươn tới những nơi xa xôi như Ấn Độ, Trung Quốc, đây chắc chắn là nhà nước mạnh nhất ở Trung Đông và châu Âu.
Tại thời kỳ đỉnh cao, dân số của đế quốc La Mã lên đến 60 triệu người, lớn hơn tổng dân số của tất cả nước láng giềng. Thương mại tập trung chủ yếu vào các mặt hàng quý giá như lụa, gia vị, hương liệu...
Đế quốc La Mã vượt xa các nước láng giềng về mặt quân sự. Vào thời kỳ đó, Ba Tư là nước duy nhất có thể đối chiến với đế chế hùng mạnh này. Tuy nhiên, trong khi các quân đoàn La Mã đã thực sự đánh chiếm những vùng trung tâm của Ba Tư, quân đội Ba Tư hoàn toàn không có cơ hội tiến vào Rome, theo UNRV History.
Đế chế La Mã sụp đổ không phải do các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguyên nhân nằm ở cuộc nội chiến kéo dài, sự phá hoại về mặt kinh tế và phụ thuộc quá nhiều vào lính đánh thuê.
Đế quốc Mông Cổ
Mông Cổ với dân số gần một triệu người đã chinh phục những quốc gia lớn hơn nó hàng trăm lần. Mông Cổ thực hiện giấc mơ bá chủ thế giới thông qua chiến thuật biến đổi linh hoạt, kết hợp sức mạnh và kỹ thuật của nhân dân các nước mà họ đánh bại. Đây chính là lối sống quen thuộc của dân du mục.
Năm 1206, thống nhất các bộ tộc trên thảo nguyên, lên ngôi Khả hãn Mông Cổ. Sau khi chinh phục miền Bắc Trung Quốc, ông lấy lý do sứ giả bị sát hại, càn quét khu vực Trung Á.
Cuộc chiến kéo dài từ năm 1219 đến năm 1221, trở thành một trong những sự kiện tàn bạo nhất trong lịch sử. Khoảng 50 triệu người, phần lớn dân số Trung Á lúc bấy giờ, thiệt mạng. Người kế vị của Thành Cát Tư Hãn tiếp tục chinh phục hầu hết quốc gia trên lục địa Á - Âu, bao gồm phần lớn lãnh thổ Trung Đông, một số phần Đông Âu, Trung Quốc và Nga.
Cuối cùng, đế quốc Mông Cổ tan rã do cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhà lãnh đạo. Sau đó, nó phân tán thành 4 vương quốc, lần lượt sụp đổ hoặc bị chinh phục. Tuy nhiên, ngày nay, di sản của Mông Cổ vẫn tồn tại khi khoảng 8% đàn ông trên thế giới mang huyết thống Thành Cát Tư Hãn, New York Times cho hay.
Đế quốc Anh
Nhờ lực lượng hải quân hùng mạnh, đế quốc Anh có thể thực thi tự do hàng hải, phản đối chế độ nô lệ và cướp biển.
Thay vì tìm cách kiểm soát vùng nội địa nhằm khai thác tài nguyên, đế quốc này tập trung vào thương mại và các huyết mạch chiến lược như kênh đào Suez, eo biển Malacca, thành phố cảng Aden, eo biển Hormuz và bán đảo Gibraltar. Nhờ đó, Anh trở thành đế quốc giàu có, theo Business Insider.
Trong thế kỷ 18, Đế quốc Anh phát triển dựa vào thuộc địa và thương mại. Đến đầu thế kỷ 20, nó trở thành đế chế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/4 bề mặt trái đất.
Lãnh thổ đế quốc Anh trải rộng khắp các châu lục trên thế giới. Anh thống trị nhiều nền văn hóa và trực tiếp cai trị thuộc địa hoặc thông qua các nhà cầm quyền địa phương. Quyền lực vươn đến những nước khác như Canada, Ấn Độ, Ai Cập.
Mỹ
Sau Thế chiến 2, Mỹ trở thành một siêu cường toàn cầu thực sự đầu tiên trong lịch sử. Mỹ chiếm một nửa GPD của thế giới. Đây là điều chưa một nước hay liên minh nào có thể làm. Từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, về mặt quân sự và công nghệ, Mỹ gần như thống trị vùng trời và vùng biển đồng thời chiếm ưu thế trên đất liền, theo The America Scene.
Mỹ kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên tương tự Liên Xô và xây dựng quân đội mạnh, có khả năng đánh bại mọi kẻ thù như đế quốc Mông Cổ. Cũng như La Mã, Mỹ không có đối thủ về mặt quân sự. Điều quan trọng nhất, tương tự Anh, Mỹ xây dựng quyền lực dựa trên nền thương mại toàn cầu, không giới hạn và lực lượng hải quân hùng mạnh, có thể tiếp cận tất cả tuyến đường biển lớn của thế giới.
Tuy nhiên, dù chiếm ưu thế lớn đến đâu về kinh tế hay quân sự, sự phát triển của các cường quốc luôn có điểm dừng.