Những địa điểm ghé thăm đầy ý nghĩa ngày Quốc khánh ở Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là nơi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố ra đời trước toàn thế giới vào ngày 2/9/1945. Sau đây là một số địa điểm về nguồn giàu ý nghĩa ở Hà Nội dịp Quốc khánh 2/9.

1. Nằm ở phía trước Nhà hát lớn, Quảng trường Cách mạng tháng Tám (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) là địa điểm lịch sử gắn với cuộc cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam sau một thời kỳ dài nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.

1. Nằm ở phía trước Nhà hát lớn, Quảng trường Cách mạng tháng Tám (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) là địa điểm lịch sử gắn với cuộc cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam sau một thời kỳ dài nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.

Ngược dòng lịch sử, cả đêm 18/8/1945, ở Hà Nội hầu như không ai ngủ. Các tầng lớp quần chúng nhân dân khẩn trương chuẩn bị cờ, băng rôn, biểu ngữ cho cuộc biểu tình lớn do Việt Minh tổ chức, dự kiến diễn ra ngày hôm sau.

Ngược dòng lịch sử, cả đêm 18/8/1945, ở Hà Nội hầu như không ai ngủ. Các tầng lớp quần chúng nhân dân khẩn trương chuẩn bị cờ, băng rôn, biểu ngữ cho cuộc biểu tình lớn do Việt Minh tổ chức, dự kiến diễn ra ngày hôm sau.

Rạng sáng ngày 19/8, từng đoàn người rầm rập từ các cửa ô tiến thẳng về Quảng trường Nhà hát Lớn. Khoảng 10h30, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng diễn ra ở quảng trường. Từ lễ đài trước Nhà hát lớn, đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!

Rạng sáng ngày 19/8, từng đoàn người rầm rập từ các cửa ô tiến thẳng về Quảng trường Nhà hát Lớn. Khoảng 10h30, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng diễn ra ở quảng trường. Từ lễ đài trước Nhà hát lớn, đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!

Sau tuyên bố đó, cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn đã biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang giành chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa trên cả nước, dẫn đến sự ra đời của nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Sau tuyên bố đó, cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn đã biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang giành chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa trên cả nước, dẫn đến sự ra đời của nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

2. Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, nhà 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) nguyên là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội. Chủ nhân của ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.

2. Nằm giữa khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ Hà Nội, nhà 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) nguyên là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội. Chủ nhân của ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, nhà 48 Hàng Ngang là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.

Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, nhà 48 Hàng Ngang là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội.

Tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong căn phòng nhỏ ở tầng hai, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, văn bản khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945.

Tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong căn phòng nhỏ ở tầng hai, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, văn bản khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945.

Ngày nay di tích lịch sử này vẫn lưu giữ nhiều hiện vật gắn với sự kiện trọng đại của dân tộc ngày 2/9/1945, như chiếc bàn tròn Bác Hồ dùng khi khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập, bàn họp lớn nơi Tuyên ngôn Độc lập đã được thông qua...

Ngày nay di tích lịch sử này vẫn lưu giữ nhiều hiện vật gắn với sự kiện trọng đại của dân tộc ngày 2/9/1945, như chiếc bàn tròn Bác Hồ dùng khi khởi thảo Tuyên ngôn Độc lập, bàn họp lớn nơi Tuyên ngôn Độc lập đã được thông qua...

3. Nằm trên đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Quảng trường Ba Đình hình thành vào cuối thế kỷ 19, là quảng trường lớn và nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.

3. Nằm trên đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Quảng trường Ba Đình hình thành vào cuối thế kỷ 19, là quảng trường lớn và nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.

Tại quảng trường lịch sử này, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại quảng trường lịch sử này, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Quảng trường Ba Đình cũng là nơi tọa lạc Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi an nghỉ của nhà cách mạng, một người yêu nước vĩ đại đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Quảng trường Ba Đình cũng là nơi tọa lạc Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi an nghỉ của nhà cách mạng, một người yêu nước vĩ đại đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Vào các dịp kỷ niệm trọng đại của Việt Nam, đặc biệt là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 và ngày Quốc khánh 2/9, Quảng trường Ba Đình là một địa điểm về nguồn của hàng vạn quần chúng nhân dân từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Vào các dịp kỷ niệm trọng đại của Việt Nam, đặc biệt là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 và ngày Quốc khánh 2/9, Quảng trường Ba Đình là một địa điểm về nguồn của hàng vạn quần chúng nhân dân từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Mời quý độc giả xem video: Toàn văn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-dia-diem-ghe-tham-day-y-nghia-ngay-quoc-khanh-o-ha-noi-2026104.html