Những địa điểm trên Trái Đất không xuất hiện trên bản đồ
Không phải mọi địa điểm trên Trái Đất đều có thể tìm thấy trên bản đồ. Trên thực tế, có nhiều khu vực chưa được lập bản đồ, thôi thúc du khách và các nhà khoa học tiếp cận, khám phá.
Vale do Javari, Brazil
Một trong những nơibị cô lập nhất trên thế giới là vùng Vale do Javari trong khu vực rừng Amazon. Nơi đây là quê hương của 14 bộ lạc Amazon và họ không hề giao du với thế giới bên ngoài. Khu vực này có diện tích 86.000 km vuông, tức là tương đươngvới diện tích nước Áo. Theo The Guardian, vào tháng 3/2019, một cuộc thám hiểm được tổ chức bởi cơ quan dành cho người bản địa Brazil, với mục tiêu xoa dịu căng thẳng giữa hai nhóm bản địa đối địch nhau ở vùng Vale do Javari.
Các khu ổ chuột
Nhìn vào bản đồ của một thành phố, bạn sẽ thấy đường phố, công viên, đường cao tốc và các tòa nhà đều được chỉ dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, ở một số thành phố, có một số khu vực không xuất hiện trên bản đồ. Theo BBC Future, ở các thành phố như Rio de Janeiro ở Brazil và Lagos ở Nigeria, các khu ổ chuột không được phác họa trên bản đồ bởi vì những khu vực này không phải là ưu tiên hàng đầu ở đây. Trên thực tế, nhiều thành phố lớn nhất trên thế giới có các cộng đồng lớn với các cư dân nghèo đói sống ở đó và không hề xuất hiện trên bản đồ.
Hang động Yucatán Cenotes, Mexico
Theo nhiếp ảnh gia Klaus Thymann, hệ thống hang động dưới nước này nằm ở bán đảo Yucatán của Mexico. Hệ thống hang động này dài hàng nghìn km và chưa được khám phá kể từ thời của người Maya; và nó không tồn tại trên bất kỳ bản đồ nào. Klaus Thymann bắt đầu cuộc khám phá hệ thống hang động Yucatán Cenotes và chụp ảnh về nó, với mong muốn nâng caonhận thức về việc bảo tồn hang động độc đáo này. Các con sông chảy qua các hang động và tạo thành tầng chứa nước của Yucatán và hỗ trợ cho khoảng 11 hệ sinh thái khác nhau.
Núi Gangkhar Puensum, Bhutan
Đây có lẽ là ngọn núi cao nhất trên thế giới chưa có người chinh phục,người ta ước tính chiều cao của nó khoảng 3.000 mét. Ngọn núi này không được lập bản đồ và không giống như những ngọn núi khác, nó vẫn chưa được khám phá vì lý do tâm linh. Đối với người dân địa phương, một số khu vực trên núi là nơi ẩn náu của các vị thánh Phật giáo hàng thế kỷ qua và bản thân các ngọn núi là nơi ở của các vị thần, nữ thần.
Khu vực Patagonia, Argentina và Chile
Theo Geospatial World, khu vực Patagonia trải dài gần như đến tận Nam Cực. Nơi đây rải rác những khu rừng nhiệt đới, sông băng, xa xôi và khắc nghiệt đến mức hầu như không thể lập bản đồ. Lập bản đồ cho khu vực này là một nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm, vì những cánh đồng băng ở đây có thể so sánh với những cánh đồng băng ở địa cực.
Khu liên hợp rừng núi phía bắc, Myanmar
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Myanmar trong nhiều năm đãgiúp nước này thành công trong việc bảo vệ phần lớn rừng nguyên sinh khỏi sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế. Nhưng điều này dường như đang thay đổi, diện tích rừng nguyên sinh đang dần biến mất và cùng với đó là nhiều loài dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, rất khó để đánh giá thiệt hại vì hầu như không có đường ở trong rừng và rất ít người có thể vào để xem xét, đánh giá tình hình. Điều này có nghĩa là những khu rừng nguyên sinh có khả năng biến mất trước khi nó được lập bản đồ đầy đủ.
Mũi Cape Melville, Úc
Cape Melville là một mũi đất ngoài khơi thuộc bang Queensland. Và một bức tường bao quanh làm bằng đá granit đã tách biệt mũi đất này khỏi sự khám phá của con người. Mặc dù người ta bảo vệ hiệu quả môi trường sống bên trong rừng nhiệt đới ở mũi đất, nhưng điều đó cũng có nghĩa là khu vực này hầu như không thể lập bản đồ.
Đảo Bắc Sentinel, Ấn Độ
Đảo Bắc Sentinel là một phần của quần đảo Andaman giữa Ấn Độ và Myanmar. Do cư dân địa phương thù địch với người ngoài (những người không phải cư dân Sentinel) nên nơi đây vẫn chưa được khám phá và cũng chưa được lập bản đồ. Năm 2006, một chiếc thuyền chở hai ngư dân trôi dạt vào bãi nông của Đảo Bắc Sentinel và họ đã thiệt mạng tại đây. Kể từ đó, có nhiều báo cáo khác về việc bộ tộc ở đây bắn tên vào những chiếc trực thăng bay qua.
Đáy đại dương
Đáy đại dương bao la và phần đáy của năm đại dương bao phủ tới 71% bề mặt trái đất. Mặc dù chúng ta đã lập bản đồ về đáy đại dương nhưng theo tờThe Conversation của Úc thì bản đồ này rõ ràng là có độ phân giải thấp. Trên thực tế, bản đồ về đáy đại dương ít chi tiết hơn bản đồ của chúng ta về Sao Hỏa, Mặt Trăng và Sao Kim. Đó là bởi vì dòng nước đã cản đường các công cụ lập bản đồ. Nhưng các nhà hải dương học vẫn đang nghiên cứu và tiến hành lập bản đồ đáy đại dương chi tiết, hoàn hảo hơn.
Đảo Sandy, Nam Thái Bình Dương
Một số địa điểm tồn tại thực sự thì không được lập bản đồ, trong khi đó có khu vực không tồn tại thì lại xuất hiện trên bản đồ. Một ví dụ là đảo Sandy nằm ở phía nam của Thái Bình Dương. Hòn đảo này xuất hiện trên các bản đồ biển, bản đồ thế giới cũng như trên Google Earth và Google Maps. Nhưng khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu hòn đảođược cho là nằm giữa Úc và New Caledonia này, họ phát hiện ra nó không tồn tại ở đó và có thể là chưa bao giờ tồn tại. Mặc dù vậy, hòn đảo này vẫn xuất hiện trên bản đồ trong nhiều năm và người ta cho rằng đó chỉ là sai sót.