Những điểm đến thú vị và cảnh đẹp 'đốn tim' du khách khi đến Gia Lai
Du lịch Gia Lai đang là điểm đến mới trong chương trình du lịch Tây Nguyên hiện nay, đặc biệt thu hút giới trẻ và khách du lịch với loại hình du lịch sinh thái-văn hóa mang nét đặc trưng riêng.
Trong khuôn khổ của Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm ngày thành lập tỉnh Gia Lai”, tỉnh Tây Nguyên này sẽ đón nhận và công bố di sản thiên nhiên (Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng), di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh (Cụm di tích Tây Sơn Thượng Đạo; Di tích khảo cổ quốc gia Rộc Tưng – Gò Đá).
Hoạt động này được tổ chức trang trọng vào đêm 21.5 tại trung tâm TP. Pleiku, truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia khu vực miền Trung – Tây Nguyên (VTV8), Đài PT-TH tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, Tuần lễ còn diễn ra loạt sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng khác. Dịp này, ngành du lịch tỉnh Gia Lai cũng giới thiệu nhiều địa chỉ du lịch hấp dẫn để du khách có thể tham quan, trải nghiệm.
Quần thế di tích Tây Sơn Thượng đạo
Tỉnh Gia Lai hiện có 33 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng, gồm: 1 quần thể với 9 cụm di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, có 8 di tích quốc gia và 16 di tích cấp tỉnh. Phần lớn trong số này thuộc loại hình di tích lịch sử.
Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là nơi ghi dấu buổi đầu cuộc khởi nghĩa nông dân do ba anh em nhà Tây Sơn lãnh đạo vào những năm cuối thế kỷ 18. Đây là một giai đoạn lịch sử oai hùng của đất nước ta dưới sự lãnh đạo thiên tài quân sự Nguyễn Huệ. Từ cuộc khởi nghĩa nông dân, thắng lợi của phong trào Tây Sơn đã đưa đất nước ta lên một tầm cao mới.
Di tích được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991 với sáu cụm di tích. Với ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng quan trọng của quần thể di tích, năm 2021, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai đã lập hồ sơ khoa học đề nghị nâng hạng quần thể di tích này là di tích quốc gia đặc biệt.
Ngày 18.1.2022, quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 96/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quần thể di tích được bổ sung thêm ba cụm, nâng tổng số cụm di tích thuộc quần thể lên chín cụm, trải dài ở bốn huyện, thị xã trên địa bàn tinh Gia Lai, gồm:
1. Lũy An Khê, An Khê trường, An Khê đình và Gò Chợ (Phường Tây Sơn, thị xã An Khê)
2. Miếu xà, Cây Ké phất cờ, Cây cầy nổi trống (xã Song An, thị xã An Khê)
3. Hòn Bình, Hòn Nhược, Hòn Tào, Gò Kho (thôn Thượng An, xã Song An, thị xã An Khê)
4. Đình Cửu An, Dinh Bà (thôn An Điền Bắc, xã Cửu An, thị xã Ají Khê)
5. Gò Đồn, Gò Trại, Vườn Lính, Mễ Kho (thôn An Điền Bắc và An Điền Nam, xã Cửu An, thị xã An Khê)
6. Núi Hoàng Đế (Xã Tú An, thị xã An Khê).
7. Hòn đá Ông Nhạc (làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ)
8. Vườn Mít, cánh đồng Cô Hầu (Thôn 1, xã Nghĩa An, huyện Kbang)
9. Nền Nhà, hồ Nước, Kho tiền ông Nhạc (lang Đê Hlang, xã Yang Nam, huyện Kông Chro).
Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích tiêu biểu, quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Gia Lai và hệ thống di tích lịch sử - văn hóa thời Tây Sơn trên cả nước.
Di tích hàm chứa giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học sâu sắc, liên quan mật thiết đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn -cuộc khởi nghĩa được các nhà sử học đánh giá là tiêu biểu, điển hình nhất của phong trào nông dân trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam; là cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất đi tới thắng lợi cuối cùng, thiết lập nên một chính quyền phong kiến mới, tiến bộ trong lịch sử Việt Nam.
Các dấu tích tại quàn thể di tích này thể hiện Tây Sơn Thượng đạo là một căn cứ có địa hình hiểm trở, có vị trí chiến lược cơ động. Cuộc khởi nghĩa có sự tham gia của đồng bào Kinh - Thượng cùng góp sức trong công cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền. Tại quần thể di tích hiện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần từ thời Tây Sơn, được các cấp, ngành có liên quan bảo tồn và phát huy giá trị.
Dỉ tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá
Chương trình khai quật khảo cổ tại di tích Rộc Tưng - Gò Đá (thị xã An Khê) được tiến hành từ năm 2015 đến 2019, trong sự hợp tác giữa Viện Khảo cổ học-Dân tộc học Novosibirsk thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga và Viện Khảo cổ học Việt Nam.
Kết quả khai quật đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị rất quan trọng, có niên đại khoảng 80 vạn năm cách ngày nay, điển hình là bộ rìu tay sơ kỳ Đá cũ An Khê là bằng chứng sinh động về văn hóa của cộng đồng cư dân sơ kỳ Đá cũ cách đây khoảng 800.000 năm, trên đất Gia Lai, và cũng là mốc mở đầu của lịch sử Việ̉t Nam. Trong năm năm thực hiện chương trình hợp tác Nga - Việt, tại tỉnh Gia Lai, đã diễn ra hai cuộc hội thảo khoa học quốc tế nhằm đánh giá, nhận định về kết quả khai quật tại địa phương.
Từ những kết quả được khẳng định sau hội thảo khoa học quốc tế về khảo cổ học lần thứ Nhất, di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá đã được UBND tỉnh Gia Lai xếp hạng là di tích cấp tỉnh ngày 15.1.2018.
Năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai đã xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị nâng hạng di tích này. Ngày 4.11.2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3237/QĐ-BVHTTDL xếp hạng quốc gia đối với di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá. Di tích rộng khoảng 50 ha, nằm trên địa bàn xã Xuân An và phường An Bình của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
Di tích đã bổ sung tư liệu mới trong nghiên cứu về giai đoạn lịch sử xa xưa nhất của Việt Nam và góp phần thay đổi nhận thức về đời sống cư dân đầu tiên ở Việt Nam. Lâu nay, thời điểm mở đầu lịch sử Việt Nam được cho là cách đây
50 vạn năm (qua tư liệu di cốt người đứng thẳng-homo erectus-tìm thấy ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai của tỉnh Lạng Sơn) nhưng ở di tích Rộc Tưng — Gò Đá, các nhà khoa học đã xác định được thời điểm mở đầu lịch sử Việt Nam là cách ngày nay khoảng 80 vạn năm. Tư liệu này đã được bổ sung vào chương đầu tiên của bộ sách Lịch sử Việt Nam (quốc sử), đánh dấu bước nhận thức mới về lĩnh vực này.
Tiến sĩ Alexander Kandyba (thứ hai từ trái sang) cùng các nhà khảo cổ trên thế giới tham quan tại di tích Rộc Tưng 4.Ảnh: T.D/Báo Gia Lai
Những phát hiện kỹ nghệ Đá cũ ở An Khê đã làm thay đổi nhận thức về tổ tiên loài người.
Trước đây, nhiều người cho rằng cư dân sơ kỳ Đá cũ là người ăn lông ở lỗ, sống lang thang nay đây mai đó, ghè đá tạo một vài công cụ vạn năng. Phát hiện về kỹ nghệ, công cụ đá tại di tích này cho thấy cư dân sơ kỳ Đá cũ An Khê đã biết lựa chọn nguyên liệu, chất liệu đá sao cho phù hợp với chức năng công cụ định chế tác, họ có sự tập trung cao, tương thích nhất định với cảnh quan môi trường. Công cụ ở đây đã có thể dùng để chặt tre, gỗ, xẻ thịt thú rừng, nạo da động vật, đào đất tìm con mồi.
Những di tồn văn hóa khảo cổ kỹ nghệ An Khê thuộc di tích Rộc Tưng -Gò Đá đã bổ sung vào bản đồ sơ kỳ Đá cũ của thế giói và con đường hình thành văn hóa đầu tiên của nhân loại. Kỹ nghệ An Khê thuộc kỹ nghệ ghè hai mặt-được xem là một phát kiến vĩ đại của nhân loại trong giai đoạn bình minh của loài người. Sau khi khai quật và nghiên cứu, tổ hợp công cụ ghè hai mặt trong kỹ nghệ An Khê đã được điền vào bản đồ kỹ nghệ ghè hai mặt trên thế giới.
Nhiều người từng tin rằng phương Tây phổ biến rìu tay có hình dáng cân đối, ghè đẽo quy chuẩn, thể hiện sự tiến bộ, nặng động của con người còn phương Đông tồn tại lâu đời kỹ nghệ cuội ghè đẽo thô sơ và phụ thuộc vào hình dáng tự nhiên của hòn cuội, thể hiện khu vực bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và hầu như không có đóng góp gì cho tiến bộ của nhân loại. Các di tích sơ kỳ Đá cũ được phát hiện ở châu Á, trong đó có An Khê đã cung cấp nhiều bằng chứng mới cho việc đánh giá lại vị trí các kỹ nghệ công cụ đá ở phương Đông.
Công bố di sản thiên nhiên Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng
Du lịch Gia Lai đang là điểm đến mới trong chương trình du lịch Tây Nguyên hiện nay, đặc biệt thu hút giới trẻ và khách du lịch với loại hình du lịch sinh thái-văn hóa mang nét đặc trưng riêng.
Với loại hình du lịch sinh thái, Gia Lai được biết đến với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Biển Hồ - đôi mắt Pleiku, nằm ở phía Bắc Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về phía Đông Bắc, đây là danh lam thắng cảnh duy nhất ở tỉnh Gia Lai đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích danh thắng Quốc gia.
Thác K50 (thác hang Én) nằm trong vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận vào tháng 9.2021, điểm du lịch này thu hút giới trẻ và khách phượt với sự hùng vĩ của nó. Thác K50 được Sài Gòn Tiếp Thị (một ấn phẩm của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn- Saigon Times Group) tổ chức cuộc bình chọn “Top 7 Ấn tượng Việt Nam năm 2021” vừa công bố những điểm đến được bạn đọc bình chọn nhiều nhất năm 2021.
Ngoài ra còn nhiều điểm sinh thái hấp dẫn như: Du thuyền trên Hồ Ayun Hạ (huyện Phú Thiện), trên sông Sê San (huyện Iagrai); khám phá thác Phú Cường (huyện Chư Sê), thác Hang Dơi (huyện Kbang), thác la Nhí (huyện Chư Pưh), thác Mơ (huyện la Grai)... leo núi Chư Đang Ya, núi Chư Nâm (huyện Chư Păh); check-in Biển Hồ Trà (được người Pháp lập từ những năm 1919-1920) cùng với hàng thông trăm tuổi.
Du lịch Gia Lai còn là nơi trải nghiệm văn hóa cồng chiêng, di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESSCO công nhận. Đến Gia Lai du khách được hòa mình vào âm vang cồng chiêng giữa buôn làng bên lửa trại và rượu cần; những địa chi quen thuộc để trải nghiệm loại hình du lịch này, như: Làng Mơ Hra, xã Kông Lomg Khơng, làng Kháng chiến Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang; làng Kép, xã la Mơ Nông, huyện Chư Păh; làng Ốp, thành phổ Pleiku.
Bên canh đó, Gia Lai còn có rất nhiều các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị như: Chiến thắng Plei Me (huyện Chư Prông), chiến thắng Đak Pơ (huyện Đak Pơ), Làng kháng chiến Stơr (quê hương của Anh hùng Núp), Căn cứ địa cách mạng khu 10 (xã Krong, huyện Kbang). Ị .cũng là những điểm đến hấp dẫn du khách.
Gia Lai còn có sự phong phú đa dạng trong ẩm thực, như phở khô Gia Lai, bò một nắng, các món ăn đường phố.
Du lịch Gia Lai luôn mang lại cho du khách cảm giác bình yên, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trong lành, trải nghiệm văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc, con người thân thiện.