Những điều bạn cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cổ chèn dây thần kinh gây đau nhức ảnh hưởng vô cùng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Thoát vị đĩa đệm cổ chèn dây thần kinh là gì?
Thoát vị đĩa đệm cổ chèn dây thần kinh là tình trạng đĩa đệm tại vùng cột sống cổ bị nứt, vỡ, khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh chi phối cảm giác, hoạt động của vùng cổ, vai gáy, cánh tay và gây đau nhức. Đó chính là lý do vì sao khi bị thoát vị đĩa đệm cổ chèn dây thần kinh, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: Đau tại vùng cột sống cổ, lan sang 2 bên bả vai, cánh tay rồi xuống bàn ngón tay, khiến mọi cử động tại các vị trí này đều gặp khó khăn. Một số trường hợp còn kèm theo những triệu chứng như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng,..
Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương.
Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương.
Do chấn thương ở vùng lưng.
Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
Yếu tố di truyền
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
Tại sao bị thoát vị đĩa đệm dễ đến vậy?
Ngoài những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cổ trên thì cấu tạo của đĩa đệm, cùng quá trình tiến hóa từ vượn sang người cũng chính là mấu chốt của các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống và có cấu tạo đặc biệt. Ở giữa là nhân keo có tính ngậm nước, bảo vệ bên ngoài là lớp bao xơ với cấu tạo là các vòng sợi collagen giúp đàn hồi khi có lực ép giữa các đốt sống. Các đĩa đệm cùng với dây chằng và gân cơ nối các cột sống lại thành một kết cấu chắc chắn.
Khi nghiên cứu về các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, người ta nhận thấy rằng ở động vật 4 chân và cả con người khi còn nằm trong bụng mẹ, cột sống là một đường cong để thích nghi với trọng tải nằm ngang.
Quá trình tiến hóa biến hai chi trước của con người ngắn lại, các ngón dài ra để thích hợp cho các hoạt động cầm nắm. Hai chi sau phát triển to hơn và đứng thẳng dần, chịu trách nhiệm đi lại, giúp hạn chế những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tự nhiên.
Theo đó, cột sống thay vì hình cung lõm xuống sẽ tiến hóa thành dạng chữ S theo dáng đứng thẳng của con người. Lúc này, cột sống là nơi gánh chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể cũng như trong các hoạt động thường ngày.
Cùng với cấu tạo đặc biệt thì đĩa đệm dễ dàng bị chèn ép, đè nén gây phồng lồi đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, rách bao xơ… Cuối cùng, nhân nhầy thoát ra ngoài gây ra các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở nhiều người. Nặng hơn còn kèm theo hội chứng đuôi ngựa, thoát vị sau bên, nhiều tầng…