Những điều cần biết về bệnh viêm giác mạc chấm nông
Khi kể đến các bệnh thường gặp ở mắt, không thể không kể đến bệnh viêm giác mạc chấm nông. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để phòng ngừa chứng bệnh này.
NỘI DUNG::
1. Nhận biết bệnh viêm giác mạc chấm nông
1.1. Viêm giác mạc chấm nông là bệnh gì?
1.2. Các triệu chứng của bệnh viêm giác mạc chấm nông
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc chấm nông
3. Phương pháp điều trị viêm giác mạc chấm nông
3.1. Quá trình thăm khám và chữa trị của bác sĩ
3.2. Sự phối hợp của bệnh nhân trong quá trình điều trị
4. Phương pháp phòng tránh bệnh bệnh viêm giác mạc chấm nông
Khi kể đến các bệnh thường gặp ở mắt, không thể không kể đến bệnh viêm giác mạc chấm nông. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để phòng ngừa chứng bệnh này.
Bệnh viêm giác mạc chấm nông có thể ảnh hưởng đến thị lực cũng như sinh hoạt của người bệnh. Vậy viêm giác mạc chấm nông là gì? Hiểu về bệnh lý này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
1. Nhận biết bệnh viêm giác mạc chấm nông1.1. Viêm giác mạc chấm nông là bệnh gì?
Viêm giác mạc chấm nông (hay còn gọi là viêm giác mạc đốm), là một loại bệnh phổ biến ở mắt, có những tổn thương xuất hiện ở lớp biểu mô của giác mạc.
Khi bị bệnh này, bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti màu trắng xám trên bề mặt giác mạc. Những chấm nhỏ này tập trung chủ yếu ở đồng tử, có thể xảy ra ở cả hai bên mắt.
Bất cứ ai cũng có khả năng bị viêm giác mạc chấm nông, nhất là những đối tượng nằm trong khoảng từ 20 đến 30 tuổi.
1.2. Các triệu chứng của bệnh viêm giác mạc chấm nông
Thông thường, người bị viêm giác mạc chấm nông sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
Nhìn mờ (giảm thị lực) , khô mắt, mắt đỏ, đau, chảy nước mắt, sợ ánh sáng (mắt của bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng, có cảm giác bỏng rát hoặc cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, bị sưng hạch bạch huyết ở trước tai.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà người bệnh không có những triệu chứng kể trên.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc chấm nông
Viêm giác mạc chấm nông do virus gây ra. Nếu do virus Adenovirus trong viêm kết mạc cấp (mà dân gian thường gọi là bệnh đau mắt đỏ) thì thường ở thể nhẹ, sẽ tự hết sau một thời gian phát bệnh và không ảnh hưởng gì đến đôi mắt sau này.
Nếu người bệnh bị viêm giác mạc chấm do virus Herpes thì bệnh thường sẽ tái phát liên tục. Sau những lần tái phát này, tình trạng bệnh sẽ càng lúc càng nặng hơn những lần trước rất nhiều và để lại biến chứng xấu ở mắt.
Bệnh viêm giác mạc chấm nông hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này đa phần đều liên quan đến tổn thương và kích ứng giác mạc.
Cụ thể:
- Người bị khô mắt, hở mi.
- Người bị dị ứng: với thuốc nhỏ mắt, mỹ phẩm, người gặp tác dụng phụ với một số loại thuốc dùng tại chỗ hoặc toàn thân.
- Người làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên để mắt phải tiếp xúc với hóa chất, không khí ô nhiễm, tia cực tím (như ánh sáng mặt trời, đèn hàn,...)
- Người bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus như adenovirus, herpes, viêm mí mắt, giác mặt bị chấn thương do tác động vật lý.
- Người có dị vật ở mắt hoặc phải đeo kính áp tròng quá lâu, trong một thời gian dài.
- Gen đáp ứng miễn dịch và nhiều rối loạn tự miễn như hội chứng Addison, lupus ban đỏ hệ thống
- Người bị liệt dây thần kinh ngoại biên ở mặt, như liệt Bell, liệt dây thần kinh số 7
Tất cả những nguyên nhân này có thể gây tổn thương các tế bào của giác mạc, dẫn đến viêm giác mạc chấm nông.
Đối với mỗi nguyên nhân, mà từng người sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh cũng như khả năng tái phát khác nhau. Khả năng bệnh tái phát rồi thuyên giảm từng đợt có xu hướng kéo dài trung bình trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm. Nhưng trên thực tế, cũng có những trường hợp đặc biệt mà thời gian kéo dài bệnh lên tới tận 40 năm.
Muốn bệnh được điều trị triệt để, không còn tái phát thì bệnh nhân cần được thăm khám kịp thời và điều trị dứt điểm những nguyên nhân gây bệnh này.
3. Phương pháp điều trị viêm giác mạc chấm nông3.1. Quá trình thăm khám và chữa trị của bác sĩ
Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ nhãn khoa sẽ dựa theo tiền sử, triệu chứng bệnh rồi tiến hành soi đáy mắt. Từ đó làm cơ sở đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng mắt của bệnh nhân.
Bệnh nhân sẽ được nhỏ một loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng tên là fluorescein. Thuốc này có chứa chất nhuộm màu vàng pha xanh, có tác dụng nhuộm tạm thời các vùng bị tổn thương trên giác mạc, giúp bác sĩ quan sát được cả các vùng nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy, hoàn toàn không gây đau rát cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm để phân biệt những bệnh lý có triệu chứng gần giống với bệnh viêm giác mạc chấm nông như: viêm giác mạc do tụ cầu, viêm kết mạc do phế cầu, viêm bờ mi do tụ cầu…
Thời gian điều trị chứng bệnh này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 1 tháng. Bác sĩ sẽ kết luận bệnh nhân bị viêm giác mạc chấm nông nặng hay nhẹ để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Nếu bệnh nhân bị bệnh viêm giác mạc chấm nông do một số loại virus: thường không cần điều trị và sẽ hồi phục trong vòng 3 tuần.
- Nếu bệnh nhân bị bệnh viêm giác mạc chấm nông do vi khuẩn: họ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh ở dạng nhỏ mắt, kết hợp nước mắt nhân tạo vì trường hợp này nhẹ, không quá nguy hiểm.
Khi tình trạng chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid, cyclosporine hoặc tacrolimus…
Ngoài ra, những người có phản ứng tiền phòng sẽ được bổ sung thuốc tra mắt và thuốc giãn đồng tử. Bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc thay thế khác và cho bệnh nhân ngừng thuốc hiện tại nếu gặp tác dụng phụ.
Lưu ý: Những bệnh về mắt như lông quặm, viêm túi lệ cần được điều trị sớm và dứt điểm để tránh nguy cơ viêm giác mạc.
3.2. Sự phối hợp của bệnh nhân trong quá trình điều trị
Bệnh nhân mắc viêm giác mạc chấm nông cần phối hợp với bác sĩ để tình trạng bệnh được tiến triển tốt, mau chóng hồi phục. Trong quá trong quá trình điều trị, người bệnh cần:
- Giữ vệ sinh mắt, rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý, vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh tốt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị mắc bệnh đau mắt đỏ, nhất là trong thời điểm dịch bệnh này đang bùng phát.
- Trong giai đoạn điều trị, người bệnh cần ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, không cần phải kiêng bất cứ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên phải đảm bảo việc ăn chín uống sôi, tránh xa các chất kích thích hay đồ uống có cồn (như rượu, bia, cà phê…)
-Chú ý để cho mắt được thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng. Khi ra ngoài trời nắng, bụi, cần đeo kính để bảo vệ mắt.
- Ngoài ra, người bị viêm giác mạc chấm nông cũng phải hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử chứa nhiều ánh sáng xanh gây nguy hại cho mắt như: điện thoại, ti vi, máy vi tính…
- Tuyệt đối không chủ quan khi những triệu chứng bệnh đã thuyên giảm. Người bệnh cần tái khám theo định kỳ cho đến khi bệnh hoàn toàn được chữa khỏi, đảm bảo không còn tái phát.
Người bị bệnh viêm giác mạc chấm nông nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ được hồi phục thị lực hoàn toàn.
4. Phương pháp phòng tránh bệnh bệnh viêm giác mạc chấm nông
Bất kỳ ai cũng đều có thể bị bệnh viêm giác mạc chấm nông.
Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, cần chú ý những thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
- Thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.
- Không dùng tay dụi mắt, không tự sử dụng các vật dụng để lấy dị vật ở mắt để tránh gây ra rách giác mạc vật lý.
- Dùng kính bảo vệ mắt: Sử dụng kính râm khi ra ngoài nắng; kính chống bụi khi di chuyển ngoài đường, khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi (nhằm tránh bụi hay dị vật lọt vào mắt). Đối với trường hợp người bệnh bị hở mi thì chắc chắn phải đeo kính bảo vệ.
- Người sử dụng kính áp tròng cần vệ sinh thật kỹ trước và sau khi đeo kính, rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại trừ vi khuẩn gây bệnh.
- Cần điều trị dứt điểm các bệnh về mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm giác mạc.
- Ăn uống lành mạnh để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, cung cấp đủ vitamin A bằng cách ăn những thực phẩm có màu đỏ, uống bổ sung vitamin A định kỳ.
- Phải hạn chế tiếp xúc với những người bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh viêm giác mạc chấm nông là bệnh phổ biến ở mắt và rất dễ điều trị. Tuy vậy, không nên vì thế mà chủ quan. Nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng rất nhiều tới thị lực. Ngay từ khi xuất hiện triệu chứng khác thường, cần đến gặp bác sĩ ngay để có đôi mắt luôn khỏe mạnh.