Những điều cần biết về chứng rối loạn tiền đình

Chứng rối loạn tiền đình khiến cho người bệnh mất kiểm soát trạng thái và tư thế cân bằng, khiến sức khỏe và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Biểu hiện, triệu chứng của rối loạn tiền đình

Biểu hiện đầu tiên của rối loạn tiền đình là cảm giác chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Nếu nặng hơn thì người bệnh sẽ mất thăng bằng không giữ được tư thế, ù tai, không thể bước đi, dễ ngã.

Biểu hiện đầu tiên của rối loạn tiền đình là cảm giác chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. (Ảnh minh họa)

Biểu hiện đầu tiên của rối loạn tiền đình là cảm giác chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. (Ảnh minh họa)

Nếu có các dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh rối loạn tiền đình:

- Chóng mặt: đây là dấu hiệu đầu tiên của rối loạn tiền đình. Ban đầu cảm giác chóng mặt chỉ thoáng qua nhưng càng về sau thì cảm giác này càng tăng dần và tần suất cũng tăng theo. Cảm giác cơ bản sẽ là đầu óc lâng lâng, quay cuồng và nặng trĩu, bạn thường dễ mất thăng bằng và bị ngã.

- Rối loạn thị giác, thính giác:

- Mất thăng bằng: cơ thể bạn mất thăng bằng và không thể đứng vững được

- Mất ý thức: người bệnh sẽ có cảm giác mất ý thức hoặc đột nhiên bị ngất, đi cùng đó là đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm nhưng chỉ là thoáng qua.

Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, tuy nhiên chúng đều nguy hiểm và khó mô tả.

Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng. Họ có thể gặp khó khăn trong các hoạt động tại nơi làm việc, thực hiện các công việc thường ngày hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất lớn đến công việc, và chất lượng cuộc sống. (Ảnh minh họa)

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất lớn đến công việc, và chất lượng cuộc sống. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình, về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

Nguyên nhân trực tiếp

Các bệnh lý như u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa,.. là những hậu quả trực tiếp gây tổn thương dây thần kinh số 8. Với nguyên nhân này, việc sử dụng biện pháp ngoại khoa trong điều trị là bắt buộc.

Nguyên nhân gián tiếp

Thiếu máu lên não là tình trạng nhiều người mắc phải dẫn tới tình trạng rối loạn tiền đình. Người già bắt đầu bị lão hóa cơ thể, một số cơ quan bị suy giảm chức năng, thiếu máu lên não nên nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình cao hơn người trẻ.

Phụ nữ sau sinh hoặc chấn thương dẫn tới tình trạng mất một lượng máu nhiều, tạm thời cơ thể chưa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiền đình.

Đối với những nhân viên văn phòng thì khi họ bị áp lực công việc nhiều, phải ngồi lâu trước máy tính cũng là dẫn tới rối loạn tiền đình.

Người mắc bệnh huyết áp thấp cũng dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não đây cũng là nguyên nhân rối loạn tiền đình.

Uống quá nhiều rượu, bia.

Cơ thể nhiễm độc do hóa chất mà không được đào thải ra ngoài, hoặc sử dụng thuốc có tác dụng gây rối loạn tiền đình.

Người quá gầy thiếu chất dinh dưỡng, những người mập cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiền đình.

Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Do bệnh nhân có một số bệnh lý tiền sử như: bệnh về máu và tim mạch, bệnh thiếu máu não, bệnh huyết áp, xoang...

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Khi bạn bị rối loạn tiền đình ngoài việc bạn phải điều trị mà bạn còn phải có những chế độ sinh hoạt phù hợp để có kết quả tốt nhất (Ảnh minh họa)

Khi bạn bị rối loạn tiền đình ngoài việc bạn phải điều trị mà bạn còn phải có những chế độ sinh hoạt phù hợp để có kết quả tốt nhất (Ảnh minh họa)

Cách chữa trị chứng rối loạn tiền đình

Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà người bệnh sẽ được điều trị theo phương pháp thích hợp như:

Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Phương pháp này cho phép bạn áp dụng các bài tập đầu, cơ thể và mắt. Mỗi bài tập được thiết kế để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình cũng như phối hợp chúng bằng các thông tin từ việc nhìn và sự nhận cảm trong cơ thể.

Tập thể dục tại nhà: Tập thể dục tại nhà thường là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp. Cùng với một chương trình thể dục tiến bộ để tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng;

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nhiều người bị bệnh Meniere, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu tin rằng một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn;

Thuốc: Nhiều người bệnh thắc mắc không biết rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục);

Phẫu thuật: Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình và chóng mặt gây ra thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị rối loạn tiền đình

Khi bạn bị rối loạn tiền đình ngoài việc bạn phải điều trị mà bạn còn phải có những chế độ sinh hoạt phù hợp. Điều đó sẽ giúp bạn có được một kết quả tốt nhất:

Đừng đi máy bay nếu xoang, tai bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn do bệnh; Tránh đọc sách hay làm việc trên máy tính khi bạn đang ngồi xe hơi, xe buýt hay xe lửa.

Đừng quên mang theo kính mát và đội mũ nếu vấn đề tiền đình của bạn là do nhạycảm với ánh sáng. Tránh ra đường trong giờ cao điểm, tránh nghe nhạc với âm thanh lớn.

Xem thêm: Giảm căng thẳng, stress với 1 ly mướp đắng mỗi ngày

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/nhung-dieu-can-biet-ve-chung-roi-loan-tien-dinh-d159287.html